Lưu ý bón đạm, lân, kali

Lượng phân bón mà cây trồng không sử dụng được do bón không đúng kỹ thuật bị bốc hơi, rửa trôi hoặc bị đất giữ chặt.
Vì vậy mỗi loại phân phải có cách bón phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây trồng.
Xin đưa ra một số lưu ý khi sử dụng đạm, lân và kali.
+ Đối với phân đạm: Cần bón đạm nhiều cho cây trồng ở giai đoạn đầu để cây phát triển mở rộng diện tích quang hợp (phát triển thân lá, đẻ nhánh, phân cành tạo tán) là tiền đề để cây cho năng suất cao.
Bón đạm phải căn cứ vào đất đai, lượng mưa hay cây trồng trước (đất có thành phần cơ giới nhẹ phải bón nhiều lần, lượng mưa lớn thì nên giảm đạm bón, cây vụ trước làm giàu đạm cho đất thì vụ sau bón ít đạm…).
Nên bón đạm vào lúc chiều mát, đối với lúa khi bón giữ mực nước nông 5 - 6 cm.
Bón đạm sâu vào đất hoặc pha tưới cho cây trồng cạn để tránh mất đạm.
Ngoài ra, khi trộn đạm với lân nên dùng ngay tránh chảy nước.
+ Bón lân: Vì lân được SX chủ yếu theo 2 cách (dùng axit sunphuric đặc để khử quặng thành lân (lân supe) nên lân này có PH từ 4 - 4,5(gây chua đất).
Trong khi đó lân nung chảy lại có tính kiềm (PH = 8 - 8,5) vì quặng được nung chảy ở nhiệt độ cao thành lân.
Do đó cần kiểm tra để biết đất ruộng là chua, trung tính hay kiềm mà chọn lân nào cho thích hợp.
Cụ thể là đất chua nên bón lân nung chảy, đất hơi chua hoặc trung tính nên bón supe lân.
Là yếu tố chậm phân giải nên phân lân phải bón sớm cho cây (bón lót là chủ yếu).
Bón lân nên kết hợp với phân chuồng.
Tốt nhất supe lân nên ủ cùng phân chuồng sẽ làm tăng hiệu suất của lân, hạn chế sự cố định của đất.
* Lưu ý: Khi bón lân phải giữ đủ độ ẩm cho đất, không để đất khô.
Mặt khác, khi bón nên trộn vào đất để phân càng gần rễ càng tốt.
+ Với phân kali: Bón kali cho cây trồng cần tìm hiểu về nhu cầu của cây đối với loại phân này ở từng thời kỳ sinh trưởng.
Từng loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu về kali khác nhau…(thời kỳ phát triển sinh dưỡng cần ít, thời phát triển sinh thực cần nhiều đặc biệt là cây lấy củ, quả).
Mặt khác, nông dân cũng cần biết những loại đất nào giàu kali và ngược lại.
Cụ thể là trên đất thịt nhẹ hoặc cát pha cần bón đủ lượng kali bằng hoặc hơn một chút lượng cây trồng lấy đi.
Khi bón nên chia ra bón nhiều lần để hạn chế rửa trôi.
Không nên bón kali lượng lớn một lúc khi mới bắt đầu gieo trồng.
Kali là yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng cần có ở tất cả các giai đoạn của quá trình sinh trưởng.
Sẽ là sai lầm nếu chỉ bón kali thời kỳ cây ở giai đoạn sinh thực.
Phân kali đều dùng làm phân lót, đặc biệt cần phải lót phân kali trên đất vụ trước trồng cây lấy củ.
Khi bón kali nên trộn đều vào đất.
Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng thì giảm lượng kali.
Đất có tỷ lệ sét nhiều hoặc đất để ải cách vụ thì bón kali ít hơn các chân đất khác...
Có thể nói đạm, lân, kali là 3 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất cho mỗi cây trồng.
Chúng là nguồn phân bón đa lượng mà cây trồng lấy đi để tạo năng suất, chất lượng cho nông sản sau này.
Vì vậy bón phân đúng, đủ và cân đối là điều kiện cần thiết khi thâm canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị canh tác.
Có thể bạn quan tâm

Theo kế hoạch giao, năm 2013 Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên sẽ thực hiện trồng mới 206ha cây cao su tại huyện Điện Biên; trong đó, 2 xã Thanh Xương và Thanh An trồng mới 150ha.

Đây là số liệu được Bộ Xây dựng đưa ra tại hội nghị đánh giá công tác thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới khu vực phía Bắc tổ chức tại tỉnh Thái Bình ngày 14/6.

Đến đội 11, xã Thanh Chăn, huyện Điện Biên hỏi ông Trần Văn Tiệp thì ai cũng biết. Ông là người cựu chiến binh (CCB) vững chí, bền tâm, vượt khó thoát nghèo từ hai bàn tay trắng.

Về xã Gia Cát, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn hỏi thăm “vua” giống dưa hấu ghép bầu Hoàng Văn Nại ở thôn Pắc Nông không ai là không biết vì trong mấy năm gần đây nhà anh đã trở thành địa chỉ chuyên cung cấp cây giống dưa hấu chất lượng cao cho người trồng dưa khắp nơi.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Vũ Văn Tám cho biết, nuôi tôm hiện đang mang lại lợi nhuận cao nhất cho toàn ngành thủy sản. Tuy nhiên, người nuôi tôm đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn sản xuất.