Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lương Nghĩa phát triển mô hình chăn nuôi trâu

Lương Nghĩa phát triển mô hình chăn nuôi trâu
Ngày đăng: 30/06/2015

Là xã thuần nông, bên cạnh việc đầu tư cho cây lúa, những năm gần đây, người dân xã Lương Nghĩa còn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm nâng cao nguồn thu nhập. Một trong những vật nuôi cho giá trị thu nhập cao phải kể đến con trâu. Ông Nguyễn Văn Lý, một trong những hộ nuôi trâu thành công ở ấp 7, cho biết: “Nuôi trâu vốn đầu tư lớn nhưng ít rủi ro, trâu ít bị bệnh mà cho lãi cao hơn nhiều so với một số vật nuôi khác. Ngoài ra, nuôi trâu còn có nhiều tiện lợi khác như: tận dụng được rơm rạ và các sản phẩm phụ từ nông nghiệp, chỉ cần một người chăm sóc được nhiều con trâu mà vẫn còn thời gian làm việc khác”.

Trước đây, gia đình ông Lý là hộ nghèo, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi thấy mô hình nuôi trâu có hiệu quả nên ông gom góp hết vốn đầu tư mua 1 con trâu giống về nuôi. Sau 4 năm chăn nuôi, hiện đàn trâu của ông được 6 con, trong đó có 4 con nái để sinh sản, còn 2 con đực để kéo lúa. Mỗi năm, gia đình ông Lý có nguồn thu nhập trên 50 triệu đồng từ tiền bán trâu thịt và tiền công kéo lúa. Hiện tại, gia đình ông đã thoát nghèo và có cuộc sống rất ổn định. Ông Lý cho biết thêm: “Trâu nuôi khoảng 13-18 tháng là bắt đầu sinh sản. Trâu con nuôi 1 tuổi nếu thấy tốt thì để lại dùng để kéo lúa, còn không thì bán thịt với giá 20 triệu đồng/con”.

Theo người dân địa phương, hàng năm vào mùa nắng, trên địa bàn xã Lương Nghĩa thường bị nước mặn xâm nhập nên đa phần bà con chỉ gieo sạ được 2 vụ lúa/năm (Đông xuân và Thu đông). Tận dụng đồng trống vào vụ Hè thu do bà con không sạ lúa, nhiều nông dân trên địa bàn xã đã phát triển nghề nuôi trâu và đang mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể.

Mặc dù phong trào nuôi trâu đã có lâu đời ở xã Lương Nghĩa nhưng mô hình này thật sự phát triển mạnh từ năm 2004 đến nay. Từ vài chục con ban đầu, hiện toàn xã có trên 300 con trâu lớn nhỏ, tập trung nhiều ở các ấp 6, 7 và 10”. Ông Danh Sơn, ở ấp 7, thông tin: “Trước đây, nhà tôi nuôi trâu phục vụ kéo lúa, cày, bừa thuê là chính. Sau đó, thấy có thương lái đến hỏi mua trâu nên mới nghĩ đến việc tăng đàn, nuôi trâu thương phẩm. Thức ăn cho trâu có sẵn rơm rạ, cỏ tự nhiên không phải mua nên nhìn chung, ai nuôi trâu cũng đều có lãi khá”.

Nhận thấy mô hình nuôi trâu giúp cho người dân có nguồn thu nhập cao, giảm nghèo bền vững, thời gian qua, UBND xã Lương Nghĩa luôn tranh thủ mọi nguồn vốn để hỗ trợ cho người dân nhân rộng mô hình. Đặc biệt, phối hợp với các ngành chức năng mở lớp dạy chăn nuôi trâu cho bà con, cách vỗ béo trâu, đưa giống cỏ về trồng để làm thức ăn cho trâu, cách ủ rơm dự trữ để khi ngoài đồng không còn đất trống cho trâu ăn… Ông Trần Văn Trung, Bí thư Đảng ủy xã Lương Nghĩa, cho biết: “Với những hiệu quả kinh tế đã và đang mang lại, thời gian tới địa phương tiếp tục vận động người dân phát triển mô hình chăn nuôi trâu, trong đó tập trung đối với đồng bào dân tộc nhằm từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, gắn với việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.


Có thể bạn quan tâm

Vì Sao Nghề Trồng Nấm Hiệu Quả Nhưng Chưa Phát Triển Vì Sao Nghề Trồng Nấm Hiệu Quả Nhưng Chưa Phát Triển

Nhiều năm nay trên địa bàn tỉnh ta đã có hàng trăm hộ gia đình sản xuất nấm (nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và nấm mục nhĩ) có thu nhập khá, rải rác ở các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... Nấm được trồng quanh năm, nhưng hiệu quả nhất vẫn là nấm mục nhĩ và nấm sò.

24/10/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Keo Tai Tượng Thâm Canh Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Keo Tai Tượng Thâm Canh

Năm 2012, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư kinh phí, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình trồng keo tai tượng thâm canh tại 3 xã, gồm: Phúc Đường, Hải Long (Như Thanh), Thanh Quân (Như Xuân), quy mô 113 ha, với 70 hộ tham gia thực hiện.

24/10/2014
Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015 Công Khai, Minh Bạch Giá Thu Mua, Phương Thức Thu Mua Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Ngày 23 – 10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất mía đường niên vụ 2013 – 2014, giải pháp thu mua, chế biến niên vụ 2014 – 2015 và định hướng kế hoạch sản xuất niên vụ 2015 – 2016.

24/10/2014
Sức Sống Mới Từ Dự Án 600 Sức Sống Mới Từ Dự Án 600

Sau hơn hai năm, 53 thành viên đầu tiên thuộc dự án tuyển chọn 600 trí thức trẻ có trình độ đại học về làm phó chủ tịch (PCT) tại 53 xã thuộc sáu huyện miền núi Quảng Ngãi đã thổi một luồng gió mới vào cuộc sống những người dân vùng cao.

24/10/2014
Lối Thoát Nào Cho Ngành Mía Đường? Lối Thoát Nào Cho Ngành Mía Đường?

Ở ĐNA, Thái Lan là nước đã vươn lên nhóm II. Việt Nam mặc dù vẫn nằm trong nhóm III nhưng đã tiệm cận nhóm II, nếu có những cú hích mạnh thì hi vọng trong 3-5 năm tới có thể tạo được đột phá để vươn lên nhóm II. Dù vậy, nếu chỉ nhờ vào tăng năng suất cũng khó có thể vươn lên nhóm II nếu không có các giải pháp khác.

24/10/2014