Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lượng giá mô hình trình diễn trồng dừa xiêm lùn tại Quận 12 (TP.HCM)

Lượng giá mô hình trình diễn trồng dừa xiêm lùn tại Quận 12 (TP.HCM)
Ngày đăng: 22/05/2015

Nhăm thực hiện chương trình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên địa bàn TP, tận dụng diện tích đất ven sông góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, từ tháng 3/2014 – tháng 3/2015 Trạm Khuyến nông Quận 12 – Gò Vấp thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư mô hình trình diễn trồng dừa xiêm lùn với quy mô 900 cây/3ha/12 hộ tại 3 phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông - Quận 12. Tổng kinh phí thực hiện mô hình 130 triệu đồng trong đó Khuyến nông hỗi trợ hơn 57 triệu đồng từ mua cây con giống.

Ngày 14/5/2015, Trạm Khuyến nông Quận 12 – Gò Vấp đã tổ chức buổi lượng giá mô hình. Tham dự có Ông Võ Ngọc Đẹp – PGĐ Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, Ông Nguyễn Văn Quýt – Chủ tịch Hội Nông dân quận 12, Ông Nguyễn Thành Tân – Chủ tịch UBND Phường Thạnh Xuân và hơn 30 nông dân trồng dừa tại đây.

Các hộ trong mô hình đã chủ động việc sử dụng bón phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh bón lót, dùng rơm tù gốc và chủ động nước tưới khi mới đặt đây nên cây sinh trưởng rất tốt, sau 12 tháng trồng và chăm sóc tỷ lệ sống đạt 92%, đạt so với yêu cầu kỹ thuật đề ra, chiều cao trung bình từ 1,2 – 1,5m, cây thích nghi tốt. Do trồng mới 01 năm nên cây chưa cho trái, chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế. Sau 3 năm dừa mới cho trái và từ năm thứ 4 trở đi (>30 năm) dừa mới cho trái ổn định và đem lại thu nhập cao cho người trồng.

Theo Ông Nguyễn Văn Út - Ấp 4, xã Thạnh Xuân: tôi rất tâm đắc khi được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ tham gia mô hình, hiện cây trồng tại nhà sinh trưởng và phát triển tốt, chưa thấy xuất hiện bệnh. Với 100 cây dừa theo giá cả như hiện nay thì 2 vợ chồng già của tôi sống khỏe. Phàt biểu tại buổi lượng giá, Ông Võ Ngọc Đẹp – PGĐ Trung tâm Khuyến nông cho biết: Cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng hiện đang từng bước thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 899/QĐ-TTg), phấn đấu trong năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 450 triệu/ha và đến năm 2020 sẽ đạt 800 triệu/ha.

Chính vì thế người nông dân cần lựa chọn cho mình đối tượng cây trồng, vật nuôi sao cho mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Đất đai TP.HCM ngày càng thu hẹp do đô thị hóa, vì vậy về lâu về dài tìm kiếm mô hình phù hợp, đối tượng nuôi, trồng phù hợp là điều mà người nông dân cần phải suy nghĩ. Mô hình trồng dừa (theo bờ bao) được khuyến khích nhưng để lấy nguyên ruộng vườn để trồng dừa thì không nên vì hiệu quả kinh tế từ đối tượng này không cao. Hiện làm sản xuất nông nghiệp phải biết gắn với Khoa học kỹ thuật như bón phân cho dừa để nâng cao năng suất chất lượng, vệ sinh đồng ruộng để hạn chế sâu bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Săn Tìm Cá Vồ Cờ Săn Tìm Cá Vồ Cờ

Cái đầu bẹt to đùng, miệng đỏ hỏn há to như hù dọa người, vây lưng cao vút như lá cờ... Nhiều nhà khoa học, ngư dân truy tìm loài cá hiếm này nhưng chẳng thấy tăm hơi

31/08/2011
Lô Hàng Ca Cao Đầu Tiên Đạt Chứng Chỉ UTZ Lô Hàng Ca Cao Đầu Tiên Đạt Chứng Chỉ UTZ

Mới đây, tại trạm thu mua ca cao ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, Công ty TNHH Cargill Việt Nam đã tổ chức lễ ghi nhận lô hàng 70 tấn ca cao đạt chứng chỉ UTZ đầu tiên của Việt Nam

07/03/2011
Kết Quả Thí Điểm Nuôi Cá Rô Đồng Ở Hòa Lộc (Bến Tre) Kết Quả Thí Điểm Nuôi Cá Rô Đồng Ở Hòa Lộc (Bến Tre)

Ngày 2-3-2011, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) tổ chức sơ kết mô hình nuôi cá rô đồng của anh Đặng Hoàng Nam - ấp Hòa Thuận 1, xã Hòa Lộc.

10/03/2011
Trầy Vẩy Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Trầy Vẩy Nuôi Cá Rô Đầu Vuông

Con cá rô đầu vuông ở ĐBSCL đang tái diễn kịch bản của cá tra khi người nuôi chạy theo phong trào thần tốc, giờ rơi vào bi kịch thê thảm. Nhiều người thua lỗ cá tra chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông với hy vọng gỡ gạc lại càng tuyệt vọng

29/03/2011
Chuyện Ông Mười Phú Trồng Lúa Sạch Chuyện Ông Mười Phú Trồng Lúa Sạch

Đeo đuổi ý tưởng trồng lúa sạch nhiều năm nay, nhưng phải đến vụ đông xuân 2009 - 2010, ông Nguyễn Văn Phú (Mười Phú), ở ấp An Hòa, xã An Nhứt (Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu) mới bán được những bao lúa sạch đầu tiên theo đúng giá trị của nó

01/04/2011