Lượng giá mô hình trình diễn trồng dừa xiêm lùn tại Quận 12 (TP.HCM)

Nhăm thực hiện chương trình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên địa bàn TP, tận dụng diện tích đất ven sông góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, từ tháng 3/2014 – tháng 3/2015 Trạm Khuyến nông Quận 12 – Gò Vấp thuộc Trung tâm Khuyến nông TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư mô hình trình diễn trồng dừa xiêm lùn với quy mô 900 cây/3ha/12 hộ tại 3 phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông - Quận 12. Tổng kinh phí thực hiện mô hình 130 triệu đồng trong đó Khuyến nông hỗi trợ hơn 57 triệu đồng từ mua cây con giống.
Ngày 14/5/2015, Trạm Khuyến nông Quận 12 – Gò Vấp đã tổ chức buổi lượng giá mô hình. Tham dự có Ông Võ Ngọc Đẹp – PGĐ Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, Ông Nguyễn Văn Quýt – Chủ tịch Hội Nông dân quận 12, Ông Nguyễn Thành Tân – Chủ tịch UBND Phường Thạnh Xuân và hơn 30 nông dân trồng dừa tại đây.
Các hộ trong mô hình đã chủ động việc sử dụng bón phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh bón lót, dùng rơm tù gốc và chủ động nước tưới khi mới đặt đây nên cây sinh trưởng rất tốt, sau 12 tháng trồng và chăm sóc tỷ lệ sống đạt 92%, đạt so với yêu cầu kỹ thuật đề ra, chiều cao trung bình từ 1,2 – 1,5m, cây thích nghi tốt. Do trồng mới 01 năm nên cây chưa cho trái, chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế. Sau 3 năm dừa mới cho trái và từ năm thứ 4 trở đi (>30 năm) dừa mới cho trái ổn định và đem lại thu nhập cao cho người trồng.
Theo Ông Nguyễn Văn Út - Ấp 4, xã Thạnh Xuân: tôi rất tâm đắc khi được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ tham gia mô hình, hiện cây trồng tại nhà sinh trưởng và phát triển tốt, chưa thấy xuất hiện bệnh. Với 100 cây dừa theo giá cả như hiện nay thì 2 vợ chồng già của tôi sống khỏe. Phàt biểu tại buổi lượng giá, Ông Võ Ngọc Đẹp – PGĐ Trung tâm Khuyến nông cho biết: Cả nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng hiện đang từng bước thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 899/QĐ-TTg), phấn đấu trong năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ đạt 450 triệu/ha và đến năm 2020 sẽ đạt 800 triệu/ha.
Chính vì thế người nông dân cần lựa chọn cho mình đối tượng cây trồng, vật nuôi sao cho mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. Đất đai TP.HCM ngày càng thu hẹp do đô thị hóa, vì vậy về lâu về dài tìm kiếm mô hình phù hợp, đối tượng nuôi, trồng phù hợp là điều mà người nông dân cần phải suy nghĩ. Mô hình trồng dừa (theo bờ bao) được khuyến khích nhưng để lấy nguyên ruộng vườn để trồng dừa thì không nên vì hiệu quả kinh tế từ đối tượng này không cao. Hiện làm sản xuất nông nghiệp phải biết gắn với Khoa học kỹ thuật như bón phân cho dừa để nâng cao năng suất chất lượng, vệ sinh đồng ruộng để hạn chế sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.

Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.

Theo thống kê gần đây của Phòng Kinh tế TX. Gò Công, trên địa bàn thị xã hiện có 208 nhà nuôi chim yến; tập trung ở phường 1, phường 4, xã Long Chánh và Long Hòa.

Ngày 25/8, tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa thuộc Dự án nâng cao vai trò làm chủ kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thuộc Dự án RVN - A92 do tổ chức Oxfam (Vương quốc Anh) tài trợ.