Luân canh và xen canh

Vừa qua, ông Phạm Văn Thơ ở ấp kinh 1A, xã Tân Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang thay mặt cho nhiều nông dân khác, hỏi:"Các nhà khoa học khuyến cáo nên trồng rau màu xen canh lúa.
Tôi làm dưa hấu, thu hoạch xong, cày ải, phơi một thời gian rồi gieo sạ.
Nhưng nhận thấy giữa mương dưa thì lúa xanh, dư đạm, sâu bệnh nhiều so với ở ngoài, vì sao? Cty CP Phân bón Bình Điền có loại sản phẩm nào khắc phục được hiện tượng đó không?".
Tôi xin trả lời câu hỏi của ông Phạm Văn Thơ, đồng thời cũng giải đáp những thắc mắc tương tự của nhiều nông dân khác thời gian qua, như sau:
Trước hết xin được trao đổi với ông Thơ về khái niệm luân canh và trồng xen khác nhau ở chỗ nào? Trường hợp của ông Thơ nói là trồng dưa hấu, thu hoạch xong, làm đất phơi ruộng, sau đó mới làm đất gieo sạ lúa.
Trường hợp này, thuật ngữ hệ thống canh tác gọi là luân canh, không phải xen canh.
Xen canh là trên cùng một đám ruộng, người ta vừa trồng lúa lại vừa trồng dưa vào cùng một vụ, hai cây này cùng tồn tại, sinh trưởng, phát triển, đến vụ thu hoạch được hai sản phẩm.
Có 2 kiểu xen canh: (1) Kiểu trồng theo băng: Cứ 1 băng trồng dưa có 1 hay 2 băng trồng lúa.
Ví dụ, với lúa cạn (lúa nương), ông có thể làm như vậy.
(2) Kiểu trồng lẫn, trường hợp như bạn trồng lúa cạn lại có xen mấy cây ngô (bắp) hoặc rắc thêm một ít đậu chung với bắp.
Trồng xen kiểu này không thành hàng lối nào cả.
Cây nào chín trước sẽ thu trước.
Nhưng với điều kiện là các cây trồng không được gây ảnh hưởng lẫn nhau, không che khuất ánh sáng lẫn nhau.
Kiểu trồng xen này thường thấy ở trong các khu vực diện tích đất canh tác có hạn nên bà con tranh thủ để có thêm sản phẩm mà không cần phải bón thêm phân, cũng không chúý đến hiệu quả kinh tế.
Còn trường hợp ông Thơ nói, đó là luân canh, không phải là trồng xen.
Vì ông trồng dưa thu hoạch xong mới làm đất trồng lúa.
Kiểu canh tác này khá phổ biến và rất có lợi cho việc nâng cao độ phì của đất và lại tăng hiệu quả kinh tế rất rõ.
Trên các vùng đất lúa chủ động nước thì mô hình trồng 1 vụ lúa, vụ sau trồng dưa, hoặc đậu hay cây bắp là mô hình rất phổ biến.
Trong SX lúa người ta khuyên nên áp dụng phương thức này để cải tạo đất và đề phòng giá cả của lúa thấp, kéo theo hiệu quả kinh tế sẽ thấp.
Hơn nữa vụ trồng sau hay trước khi thu hoạch, phần lớn sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn để tận dụng nước mưa mà trồng 1 vụ lúa nữa thì không đủ thời gian và dễ gặp hạn cuối vụ.
Còn hiện tượng thừa đạm mà ông đã nêu là khi bạn trồng dưa, bạn bón phân đạm vào quanh gốc dưa là chủ yếu, nhưng do khi tưới nước hay do mưa mà một phần phân bón bị trôi từ trên luống xuống rãnh, vả lại khi cày, san đất thì lớp đất mặt trên lưống cao bị san xuống rãnh.
Như vậy rãnh dưa được ưu ái phần dinh dưỡng nhiều hơn nên tốt hơn phần nằm giữa luống dưa.
Đó là điều tất yếu.
Với ruộng lúa, ông Thơ nên dùng phân Đầu Trâu TE-A1 và phân bón Đầu Trâu TE-A2 để bón.
Ở những nơi không có hai loại phân này có thể dùng loại phân Đầu Trâu TE-Lúa 1 và TE-Lúa 2 cũng rất tốt.
Khắc phục hiện tượng này bằng cách: Sau khi thu dưa xong người ta cày đất theo chiều vuông gốc với luống dưa để giảm bớt việc đưa đất mặt luống dồn xuống rãnh luống.
Cho nước vào, bừa ngang rồi bừa dọc cũng làm cho sự sai khác đất mặt cũng giảm đi.
Mặt khác hiện tượng tốt xấu này chỉ biểu hiện rõ vào đợt bón phân đầu.
Sau khi bón, bạn quan sát màu xanh cuả lúa để bón vá áo vào những chỗ kém xanh.
Đến lần bón phân thứ 2 ruộng sẽ đều lại.
Ông Thơ hỏi Cty CP Phân bón Bình Điền có loại phân nào để khắc phục hiện tượng bón phân không đồng đều đã xảy ra như đã nói ở trên không?
Xin trả lời là hiện nay Cty Bình Điền có nhiều chủng loại phân bón khác nhau, mỗi loại có hàm lượng và tỷ lệ các chất khác nhau.
Các loại phân trộn hay phân phức hợp có ưu điểm là khi bón cho cây trồng thì chỗ nào cũng được phân phối đều các chất N,P,K nên ít có hiện tượng chỗ quá xanh, chỗ thiếu phân so với khi bón phân đơn và khi bạn dùng nhiều phân đạm hơn các loại phân khác.
Vì phân đạm có khả năng tan nhanh và khuếch tán trong nước cũng nhanh hơn các chất khác.
Với phân NPK dạng viên, khi ông nhỡ tay bón quá liều thì do có các chất P, K và trung vi lượng kèm theo nên cũng hạn chế được hiện tượng quá thừa N như trường hợp của ông.
Tuy vậy, dù là loại phân nào thì kỹ thuật cá nhân vẫn là yếu tốt quyết định cho việc phân phối phân đồng đều nhiều hay ít.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay có một thực tế đang tồn tại, đó là tình trạng tôm nuôi công nghiệp bị chết, người dân bơm xả trực tiếp ra môi trường. Hành vi này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên tôm nuôi phát sinh, lây lan.

Những ngày qua, người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), thủ phủ hồ tiêu của cả nước, xôn xao việc thương lái nước ngoài thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua rễ và gốc cây hồ tiêu. Không rõ việc thu mua này nhằm mục đích gì.../ Nghi án thu mua rễ, gốc tiêu để phá hoại kinh tế?

Từ đầu năm đến nay, sản lượng thủy sản do ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khai thác đạt 23.200 tấn, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt hơn 22.000 tấn. Sản lượng thủy sản đạt cao là nhờ thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác vụ cá Nam. Do giá một số loại thủy sản tăng và tương đối ổn định nên khuyến khích ngư dân trong tỉnh đồng loạt ra khơi bám biển.

Để đáp ứng nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm, ngành điện lực Trà Vinh đã nâng công suất 165 trạm biến áp trong vùng nuôi tôm lên thêm gần 5900 KVA. Tuy nhiên, giải pháp tình thế vẫn chưa cung cấp đủ điện cho nhu cầu hiện nay.

Đến xã Trung Thành (Vị Xuyên) những ngày này, trên hầu khắp các cánh đồng, màu xanh của lạc Xuân xen những ruộng ngô trở thành hình ảnh đầy ấn tượng. Vụ Xuân năm nay, toàn xã thực hiện gieo cấy 93 ha lúa, 140 ha ngô, 62,3 ha rau, đậu các loại nhưng có đến 227 ha lạc.