Lúa Tím Việt Nam Nhuộm Tím Muang Khong

Giống lúa thuần Việt, có xuất xứ từ xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã nhuộm tím cả huyện Muang Khong, tỉnh Champasak, Lào.
Ngay cả chủ tịch huyện Muang Khong Sanan Siphaphommachan cũng không thể ngờ huyện ông có thể trồng được loại lúa nước này, mà là lúa chất lượng cao, xuất khẩu. Ông tâm sự với người Lào, từ xưa đến nay cơ bản trồng lúa nếp, tự cung tự cấp, không có mua bán. Do vậy ít ai trồng lúa nước, lại càng xa lạ với khái niệm trồng lúa hàng hóa. Trong khi đó, huyện Muang Khong nằm sát sông Mekong, đất đai phì nhiêu, khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển cây lúa.
Đầu năm 2013, ông chủ tịch huyện gặp ông Quách Phi Long, chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Bảo Ngọc - Bình Phước, đang tìm đất ở Lào để đầu tư về nông nghiệp. Thông qua Công ty LOKO của Lào, huyện Muang Khong đã dành cho ông Long 10.000ha đất, và ông Long đã dành ngay 100ha ở bản Muang Sen để bắt tay vào làm mô hình cho vụ đông xuân 2014.
Chủ tịch huyện Muang Khong khẳng định: Giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 đã thật sự thành công. Vì vậy, vụ hè thu này, huyện Muang Khong sẽ cho triển khai trồng 1.000ha giống lúa này.
Có nghe ông Long kể về quá trình gần một năm cải tạo đất mới thấy giá trị của cây lúa nước ở đây. Công ty ông đã huy động hàng chục máy móc, thuê không biết bao nhiêu nhân công để cải tạo mặt bằng đồng ruộng, đào năm con kênh dẫn nước, mở ba con đường lớn phục vụ việc chăm sóc và thu hoạch lúa.
Cực nhất là mặt ruộng gồ ghề từ ngàn đời nay rất khó để cải tạo, có nơi máy phải gặm từng tí đất, từng gốc cây, tốn rất nhiều công mới tạo được mặt bằng. Những nơi không thể làm bằng máy thì thuê người cày, xới, trang, trục... Mồ hôi thành sông mới có nổi 100ha ruộng nước thế này.
Ông Long hớn hở nói với tôi: “Cứ như là trời giúp tôi vậy. Đang băn khoăn về giống lúa thì tôi đọc được bài “Người cựu binh và giống lúa màu tím” trên báo Tuổi Trẻ, nói rất rõ về giống lúa thảo dược của ông Phan Văn Hòa ở huyện Yên Thành, Nghệ An. Thế là tôi khăn gói đi Nghệ An ngay. Rất nhanh chóng, tôi đã thỏa thuận mua lúa giống của ông Hòa và ông ấy đồng ý tập huấn, chuyển giao kỹ thuật để chúng tôi sản xuất loại lúa thảo dược này tại Lào”.
Hội thảo về giống lúa thảo dược Vĩnh Hòa 1 (lúa màu tím) do huyện Muang Khong tổ chức vào sáng 23-5 thu hút rất đông quan khách và nông dân đến tham dự. Đặc biệt, một số cán bộ nông nghiệp của huyện Muang Mun hay tin đã vượt cả chặng đường dài tham gia.
Ai cũng rất hài lòng khi được diện kiến chính tác giả của giống lúa màu tím, nghe ông nói về xuất xứ chọn tạo, chất lượng gạo và giá trị xuất khẩu của giống lúa này.
Hội trường vang lên tiếng vỗ tay không ngớt khi tác giả của giống lúa thảo dược - ông Phan Văn Hòa - công bố sẽ mua cả rơm lẫn rạ: “Ở VN, chúng tôi đã mua cả rơm lẫn rạ đối với loại lúa này để sản xuất trà thảo dược. Mỗi hecta rơm rạ, nếu bà con sản xuất đúng quy trình thì sẽ được mua với giá 16 triệu đồng tiền VN. Như vậy, trồng lúa thảo dược thì nông dân sẽ bán được từ gốc đến ngọn”.
Có thể bạn quan tâm

Toàn huyện làm được hơn 580km giao thông nông thôn, gần 25km giao thông nội đồng; kiên cố hóa được hơn 90km kênh nội đồng, 21 đập thủy lợi, mở rộng diện tích chủ động nước tưới lên hơn 2.500ha. Trong 4 năm qua, toàn huyện đã huy động được gần 2.500 tỷ đồng vào xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, huyện Thăng Bình phấn đấu có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 50% số xã đạt 15 tiêu chí trở lên, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới...

Vụ đông xuân, huyện Duy Xuyên gieo sạ 3.850ha lúa. Do thời tiết ban ngày nắng ấm, lạnh về đêm, sáng sớm có sương mù nên có hàng trăm héc ta lúa ở các xã Duy Hòa, Duy Vinh, Duy Phước, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Tân, Duy Phú và thị trấn Nam Phước bị các loại sâu bệnh phát sinh gây hại, nhất là bệnh đạo ôn gây hại nặng trên 20ha và chuột gây hại trên 13,5ha ở khu vực ven đồi núi.

Ngày 4.3, Trung tâm Ứng dụng và thông tin khoa học công nghệ (Sở Khoa học - công nghệ) phối hợp với UBND huyện Đại Lộc tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh chức năng cho 30 nông dân thôn Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc).

Ngư dân Nguyễn Vĩnh Phát (thôn Hà Quang, xã Tam Tiến, Núi Thành), chủ tàu cá QNa-00461 có công suất 90CV, cho biết: “Sau tết, vào ngày mùng 5, chúng tôi khởi hành ra khơi đánh bắt hải sản bằng nghề chụp mực. Chuyến biển khởi hành đầu năm thường cho sản lượng lớn do đây là mùa sinh sôi của cá, mực.

Mấy ngày nay, nhiều nông dân ở Bàu Tròn (xã Đại An, Đại Lộc) tập trung ra đồng để cải tạo đất, chăm bón và phòng trừ dịch bệnh cho cây màu và chuẩn bị cho vụ mùa mới. Bà Nguyễn Thị Lài ra đồng từ sớm để bón phân cho mấy sào ớt và bắp vừa mới gieo trồng trong vụ đông xuân để kịp thời thu hoạch vào cuối tháng 2 âm lịch sắp tới.