Lúa thuần ADI30 năng suất cao

Ông Nguyễn Văn Trí, trú tại xóm 3, xã Diễn Liên tham gia mô hình cho biết, vụ hè thu năm nay, xóm được Trạm Khuyến nông Diễn Châu phối hợp với HTX đưa giống lúa thuần ADI30 về làm mô hình.
Từ ngày xuống giống đến lúc thu hoạch là 105 ngày, sau hội thảo đầu bờ thì gặt ngay. Giống lúa này khá sạch bệnh, bông dài, hạt gạo nhỏ và trong. Năng suất có thể đạt khoảng 65 tạ/ha.
Ông Võ Văn Giáp, Chủ nhiệm HTXNN Diễn Liên cho biết thêm, vụ xuân 2015, HTX dành 17 ha (½ diện tích đất 2 lúa) để làm giống lúa ADI30.
TGST vụ xuân khoảng 115 - 125 ngày. Năng suất bình quân đạt 350 kg/sào (7 tấn/ha), cá biệt có hộ đạt năng suất 400 kg/sào. Cty ADI bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 8.500 đ/kg nên bà con rất phấn khởi.
"Cty ADI cần triển khai SX tại nhiều địa phương để cho bà con nông dân được xem tận mắt mô hình, đồng thời giúp các cơ quan chức năng và Cty hoàn thiện các thủ tục để trình Bộ NN-PTNT công nhận sớm", ông Châu nói. |
Vụ HT, Cty tiếp tục SX khảo nghiệm 1 ha nên bà con đồng ý ngay. Năng suất dự kiến 3,3 tạ/sào. Tiếc là mô hình làm diện tích không nhiều.
Ưu điểm của ADI30 là khá sạch bệnh, nhất là bệnh đạo ôn lúa và đạo ôn cổ bông. Đẻ nhánh khá, cứng cây, chống đổ tốt và thích ứng rộng. Tỷ lệ gạo xát được 71%, cơm dẻo, ngon.
Ông Nguyễn Xuân Đài, Trạm trưởng Trạm KN Diễn Châu đánh giá, qua theo dõi, lúa được 3 - 4 lá thì bắt đầu đẻ nhánh, khá tập trung.
Thời kỳ làm đòng, trổ bông và chín gặp thời tiết bất thuận, song lúa vẫn phát triển tốt nhờ bộ lá khỏe, dạng thân lá đứng gọn, cứng cây. Một số sâu bệnh như sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện ít .
Tỷ lệ hạt lép trên bông chiếm khoảng 15,6%, năng suất gặt thống kê trên ruộng đạt 66 tạ/ha. Hạt gạo trong, dài trung bình, tỷ lệ bạc bụng khoảng 10 -12%. Cơm dẻo và ngon.
Ông Phan Xuân Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu khẳng định, Diễn Châu là huyện luôn đi đầu trong việc áp dụng và đưa các tiến bộ kỹ thuật vào SX. Năm 2015 Cty ADI đưa giống lúa thuần chất lượng ADI30 vào khảo nghiệm tại Diễn Liên, UBND huyện rất hoan nghênh.
"Giá giống ADI30 rẻ, năng suất bình quân trên dưới 70 tạ/ha và được thu mua lại với giá 8.500 đ/kg nên nông dân vẫn có lãi hơn so với các giống lúa lai.
Tuy nhiên, khi giống lúa này được công nhận và đưa ra SX đại trà thì vấn đề đặt ra là Cty ADI có bao tiêu được toàn bộ sản phẩm hay không để chúng tôi chỉ đạo các địa phương SX", ông Vinh nói.
Ông Trương Minh Châu, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An cho rằng, giống ADI30 cho năng suất cao, cất lượng tốt lại có TGST 105 ngày trong vụ HT là rất đáng mừng. Nó sẽ là giống lúa phù hợp với các chân ruộng chạy lụt của nhiều địa phương.
Ngoài các ưu điểm như giá giống rẻ, lại làm được cả 2 vụ, chống chịu sâu bệnh khá và cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon nên ADI30 sẽ là một giống lúa có triển vọng. Khi được công nhận chính thức, chắc chắn sẽ được mở rộng diện tích ngay.
Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu nhập gạo trắng phẩm cấp thấp của khách châu Phi buộc các nhà xuất khẩu Thái Lan mua thêm hàng từ Việt Nam và Campuchia để đáp ứng. Lý do là nguồn cung gạo ở Thái Lan đang hạn hẹp do chương trình tạm trữ của chính phủ nước này.

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.

Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.