Lúa Thu Đông Đạt Lợi Nhuận Cao Hơn Lúa Hè Thu

Vụ lúa thu đông năm nay, toàn huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) xuống giống trên 9.000 ha, năng suất đạt khá cao, từ 5,7-6 tấn/ha. Diện tích hơn 380 ha ngoài vùng quy hoạch cũng đã thu hoạch dứt điểm, năng suất đạt mức 5,7-5,9 tấn/ha. Hiện tại, nông dân đã thu hoạch được khoảng 6.000ha diện tích lúa thu đông, các diện tích còn lại sẽ thu hoạch dứt điểm vào giữa tháng 10, tổng năng suất dự kiến đạt mức hơn 46.000 tấn.
Điều khiến cho người nông dân phấn khởi là giá lúa tăng nên nông dân đạt lợi nhuận cao hơn so với vụ hè thu vừa qua. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Tân Hồng, tính đến ngày 25/9, giá lúa tươi OM 4218, OM 4900 ở mức 5.100-5.200 đồng/kg, giá lúa khô đạt mức 5.900-6.000 đồng/kg.
Theo ông Nguyễn Chi Lăng- Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Hồng, vụ thu đông năm nay diện tích lúa xuống giống tăng cao hơn so với những năm trước. Ngoài ra để đảm bảo sản xuất hiệu quả, ngay từ đầu vụ, Phòng NN&PTNT huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn, tọa đàm về kỹ thuật sản xuất lúa vụ thu đông, các biện pháp phòng trừ dịch hại trên lúa, khuyến cáo sử dụng các giống lúa đạt năng suất cao như: OM 4218, 4900. Song song đó, tình hình dịch hại năm nay cũng thấp hơn so với vụ trước, chủ yếu là do bệnh đạo ôn, rầy nâu xuất hiện với mật độ thấp, nguyên nhân do ngành nông nghiệp và người nông dân đã có các biện pháp phòng trừ ngay từ đầu vụ.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã có nhiều chính sách đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khai thác, sử dụng tốt tiềm năng, mặt nước, lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản.

Chúng tôi theo chiếc xuồng máy chở thức ăn, thăm các bè cá bớp ở bãi trước Mũi Né (Phan Thiết - Bình Thuận). Nước biển xanh trong và có phần ít sóng, và có lẽ chưa đến giờ cho cá ăn nên những người nuôi cá bè có phần thong thả. Một vài người thay vì ngồi trong các nhà lều nổi, ra đứng trên bè cá nhìn vào bờ.

Khai thác thủy sản bằng hình thức giã cào bay, giã cào điện ở vùng gần bờ đã tác động xấu đến môi trường sinh thái, làm giảm nguồn lợi thủy sản, gây nên sự tranh chấp ngư trường, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh trên biển. Tuy nhiên, việc ngăn chặn kiểu đánh bắt này lại không dễ dàng.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu nâng giá trị tôm xuất khẩu, chủ yếu là tôm sú lên 2,55 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với năm trước đó, trong đó tỉnh Cà Mau dẫn đầu toàn vùng với chỉ tiêu xuất khẩu 1,1 tỷ USD.

Để khai thác biển có hiệu quả, huyện Phú Tân đang khuyến khích ngư dân tích cực bám biển, đẩy mạnh sản xuất, tập trung quản lý tốt số tàu khai thác, giảm dần số tàu nhỏ, khai thác ven bờ để chuyển sang khai thác xa bờ hoặc chuyển đổi ngành nghề sang nuôi thủy sản ven biển. Chú trọng đầu tư cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân trong việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.