Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa ST 20 Ngã Năm Trúng Mùa, Lãi Cao

Lúa ST 20 Ngã Năm Trúng Mùa, Lãi Cao
Ngày đăng: 01/04/2014

Vụ này, Ngã Năm (Sóc Trăng) gieo cấy hơn 3.000 ha lúa ST, chiếm 16,4% tổng diện tích lúa toàn huyện. Trong đó, có gần 1. 800 ha lúa thơm ST 20 và 1.200 ha ST 5. Đối với trà lúa ST 20 cấy sớm, bị ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt, nên có hơn 93 ha của 99 hộ lúa trổ bị lép hạt. Mức thiệt hại từ 30% đến 70%, gần 62 ha và 31 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên

Huyện Ngã Năm đang thu hoạch rộ lúa đông xuân 2013- 2014. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp địa phương thì vụ này từ giống lúa cao sản đến lúa đặc sản đều trúng mùa. Riêng ST 20 vượt trội về năng suất và cả lợi nhuận.

Vụ này, Ngã Năm gieo cấy hơn 3.000 ha lúa ST, chiếm 16,4% tổng diện tích lúa toàn huyện. Trong đó, có gần 1. 800 ha lúa thơm ST 20 và 1.200 ha ST 5. Đối với trà lúa ST 20 cấy sớm, bị ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt, nên có hơn 93 ha của 99 hộ lúa trổ bị lép hạt. Mức thiệt hại từ 30% đến 70%, gần 62 ha và 31 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên.

Trong khi diện tích lúa ST 20 gieo cấy sau đó lại trúng mùa, đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay, 1 công tầm lớn (1.300 m2) đạt từ 1,1 đến 1,2 tấn. Năng suất bình quân trên 7 tấn 1 ha, cao hơn cùng kỳ từ 1 tấn đến 1,5 tấn 1 ha.

Toàn bộ diện tích lúa ST 20 ở đây đều được bao tiêu sản phẩm với giá 6.500 đồng 1 kg lúa thịt và 7.500 đồng 1 kg nếu là lúa cấy để làm giống. Ông Hồ Văn Sô ở ấp Vĩnh Tiền, xã Vĩnh Biên cho biết: Làm lúa ST 20 nhiều vụ rồi, nhưng năm nay lúa phát triển rất tốt, hạt no tới cậy, màu vàng sáng, tỷ lệ hạt lép trên bông rất thấp, nên năng suất cao hơn cùng kỳ.

Trà lúa của ông đang thu hoạch, nhưng ông cầm chắc đạt mức lãi cao. “Tính ra tôi lời được 5 triệu đồng 1 công tầm lớn. Nhiều vụ rồi doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu, thu mua cũng rất dễ dàng thuận lợi cho bà con nên bà con rất thích”, ông Sô nói.

Là giống lúa thơm đặc sản, nếu hiểu rõ được đặc tính lúa và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật của ngành nông nghiệp khuyến cáo thì ST 20 cũng dễ canh tác và có thể khai thác tốt tiềm năng năng suất. Theo ông Phạm Văn Trước, Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Ngã Năm, vụ đông xuân này, chi phí sản xuất lúa ST 20 cao hơn lúa cao sản thường khoảng 200 ngàn đồng đến 250 ngàn đồng 1 công tầm lớn.

Chủ yếu là tăng thêm 2 cử thuốc trừ rầy, 1 cử phân bón và do có thời gian sinh trưởng dài hơn nên thêm 1 lần bơm nước tưới. Giá bao tiêu cũng cao hơn các giống lúa khác từ 1.500 đến 2.000 đồng 1 kg, lợi nhuận bình quân từ 4 triệu đồng trở lên 1 công tầm lớn.

Ông Đoàn Minh Tâm ở xã Vĩnh Biên cho biết: “Tôi thấy làm lúa ST 20 được bao tiêu với giá cao, nông dân có lời nhiều, đời sống khá hơn. Doanh nghiệp hợp đồng thu mua rất dễ dàng, thu hoạch xong 1 – 2 ngày sau là thanh toán đủ tiền cho bà con”.

Lúa ST 20 chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu giống lúa của vụ đông xuân này ở Ngã Năm. Bộ giống chủ lực ở đây là OM 6976, OM 4900, OM 5451 và 1 số giống cao sản khác. Nhờ tác động của chính sách thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo, tương đương 2 triệu tấn lúa của Chính phủ, nên giá lúa đang nhích lên từ 100 đến 200 đồng 1 kg.

Lúa OM 4900 được mua với giá 4.800 đến 5.100 đồng 1 kg, các giống lúa cao sản chất lượng cao được mua từ 4.600 đến 4.800 đồng 1 kg. Với năng suất cao từ 1,3 đến 1,4 tấn 1 công tầm lớn, nên mức lợi nhuận cũng đạt từ 3,5 triệu đến trên 4 triệu đồng 1 công.

Tuy nhiên, bà con vẫn mong làm lúa thơm đặc sản để được bao tiêu về giá, tập trung đầu tư, chăm sóc để đạt được lợi nhuận cao nhất. Ông Huỳnh Văn Nghiêm ở xã Vĩnh Biên cho biết: “Nếu kêu tôi là giống lúa thường, tôi không làm vì ST 20 được bao tiêu, còn giống lúa thường giá cả bấp bênh quá”.

Nhiều năm ký kết hợp đồng với doanh nghiệp Hồ Quang, bà con được bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa theo giá thỏa thuận và còn được ứng trước giống lúa cấp xác nhận, hướng dẫn về kỹ thuật, được tạo điều kiện thuận lợi mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trả chậm với gía gốc, không tính lãi.

Đến khi thu hoạch, bà con hợp đồng máy gặp đập liên hợp và chỉ đem dây buộc miệng bao ra đồng, vì bao đựng lúa đã có doanh nghiệp chuẩn bị trước. Trước biến động phức tạp của thị trường lúa gạo, gía cả lên xuống bất thường và nông dân luôn bị thiệt thòi, nên việc bao tiêu sản phẩm sẽ tạo được tâm lý an tòan cho người sản xuất.

Ông Trần Việt Thái, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cho biết: “Qua vụ lúa này bà con vẫn rất tin tưởng và mong doanh nghiệp tiếp tục hợp đồng sản xuất, bao tiêu lúa ST 20 vì đem lại lợi ích cho bà con nông dân. Đây cũng chủ trương của huyện để phát huy lợi thế cạnh tranh của địa phương về phát triển lúa thơm”.

Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, phải giảm diện tích sản xuất các giống lúa phẩm cấp thấp và tăng sản lượng các giống lúa thơm đặc sản để tạo đầu ra thông thoáng. Sóc Trăng đang tập trung nhiều biện pháp xây dựng vùng lúa đặc sản chất lượng cao và khuyến khích doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Tỉnh cũng đang tận dụng lợi thế các giống lúa thơm đặc sản ST, trong đó nổi trội là giống ST 20 được công nhận là giống lúa cấp Quốc gia.

Theo đó, từng bước mở rộng diện tích ở các vùng quy hoạch, trong đó, Ngã Năm là 1 trong 4 huyện trọng điểm của tỉnh. Với thổ nhưỡng thích hợp, hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi, nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, Ngã Năm đang hướng đến xây dựng những làng lúa thơm ST, góp phần cơ cấu lại nông nghiệp địa phương theo hướng bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi Việt Nam Chi Hàng Triệu USD Để Nhập Khẩu Vật Nuôi

Cũng theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 8/2014 số lượng gia cầm giống được nhập vào Việt Nam là gần 1 triệu con, với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3,29 triệu USD. Giá nhập khẩu trung bình khoảng 3,93 USD/con, tăng 0,91 USD/con so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập chủ yếu từ New Zealand và Mỹ.

03/12/2014
Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây Đưa Cá Tầm Lên Huyện Miền Núi Sơn Tây

Dẫn chúng tôi ra thăm mô hình ở tại đồi núi Mang He, xã Sơn Bua, ông Trần Quí - Trưởng trạm Khuyến nông huyện Sơn Tây cho biết: Đến thời điểm này, con giống đã được thả gần 1 tháng. Tuy còn quá sớm và phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác để nói đến việc thành, bại, nhưng qua kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ ban đầu và thực tế nuôi, tôi tin rằng sẽ mô hình này sẽ thành công.

03/12/2014
Người Vực Dậy Nghề Nuôi Tôm Hoà Thắng Người Vực Dậy Nghề Nuôi Tôm Hoà Thắng

Cách đây hai năm, cũng như các khu vực nuôi tôm khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm công nghiệp tại xã Hoà Thắng (tỉnh Bình Thuận) gặp rất nhiều khó khăn, nhiều chủ cở sở nuôi đã bỏ đìa không còn thiết tha với nghề, thế nhưng trong năm 2013 nuôi tôm công nghiệp có dấu hiệu phục hồi trở lại khi quy trình sản xuất cũ được thay đổi bằng quy trình nuôi mới an toàn, đạt chất lượng, hiệu quả cao.

11/07/2014
Gỡ Khó Cho Người Trồng Dược Liệu Gỡ Khó Cho Người Trồng Dược Liệu

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Thắng – Chủ tịch Hội Nông dân (ND) xã Hải Toàn cho biết: Tháng 1.2014 Hội ND xã Hải Toàn phối hợp với Công ty cổ phần Dược phẩm Traphaco thành lập Tổ hợp tác trồng và chế biến cây dược liệu (đinh lăng) Hải Toàn. Theo đó, phía công ty sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ công nghệ sấy lò hơi và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn 10% giá thị trường.

03/12/2014
Nuôi Hươu Lấy Nhung Hướng Đi Mới Cho Nhà Nông Nuôi Hươu Lấy Nhung Hướng Đi Mới Cho Nhà Nông

Nuôi hươu lấy nhung đang là mô hình khá mới ở tỉnh Gia Lai. Được triển khai từ đầu năm 2013 tại huyện Chư Pah (thuộc dự án ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện), đến nay, mô hình này đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định, tạo sự phấn khởi nơi người chăn nuôi.

11/07/2014