Lúa M1-NĐ hợp đất khó tính

Đây là giống lúa do Cty TNHH Cường Tân (Nam Định) SX, cung ứng tại hội thảo đầu bờ vừa diễn ra ở huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa).
Những năm gần đây nông dân xứ Thanh nói chung, Hậu Lộc nói riêng đang tập trung chuyển dịch cơ cấu bộ giống theo hướng giảm dần diện tích lúa lai, tăng lúa thuần có chất lượng gạo ngon, năng suất ổn định.
Đặc biệt, ở một địa phương như Hậu Lộc, nhiều diện tích lúa SX trên đất pha cát kém hiệu quả, bà con đã chuyển đổi sang làm trang trại hoặc trồng cây khác thì việc đưa bộ giống lúa thuần mới, chất lượng cao vào gieo cấy đại trà trên diện tích lúa còn lại (bình quân hàng năm từ 10.900 - 11.000 ha) là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Sau khi tham quan một số mô hình SX lúa thuần M1-NĐ tại các tỉnh khác trong khu vực, vụ HT - mùa 2015, Phòng NN-PTNT huyện Hậu Lộc phối hợp Cty Cường Tân xây dựng mô hình SX thử giống M1-NĐ với quy mô 10 ha tại xã Mỹ Lộc.
45 hộ dân tham gia mô hình những ngày đầu có phần băn khoăn, lưỡng lự vì đây là giống lúa mới, chưa phổ rộng nhưng sau khi lúa bén rễ, hồi xanh, sinh trưởng khỏe, chống chịu tốt với rầy nâu và một số loại sâu bệnh khác thì họ rất phấn khởi.
Mặc dù vượt trội hơn hẳn giống đối chứng, tuy nhiên một số đại biểu tham dự hội thảo đầu bờ kiến nghị Cty Cường Tân tiếp tục chọn tạo, SX thử trên diện rộng để giống lúa đạt độ thuần cao nhất. Đồng thời, sớm hoàn thiện quy trình để giống được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức.
Chị Nguyễn Thị Nam, một hộ dân có 3 sào ruộng tham gia mô hình cho hay, trước ngày tổ chức hội thảo lúa đã chín vàng ruộm nhưng bà con cũng muốn để các đại biểu tham quan xong rồi mới thuê máy gặt đập liên hợp gặt luôn một thể.
“Chúng tôi ước năng suất lúa phải đạt 3,4 - 3,5 tạ/sào (500 m2), cao hơn đối chứng 15 - 20 kg/sào. Quan trọng nhất là chất lượng gạo. Vừa rồi tôi gặt về nấu ăn thử, phải công nhận gạo trắng, mềm, dẻo và vị đậm thật”, chị Nam nói.
Còn người trực tiếp cầm tay chỉ việc, theo dõi mô hình là chị Nguyễn Thị Liên, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hậu Lộc khẳng định: “So sánh với giống đối chứng thì M1-NĐ vượt trội hẳn về khả năng chống chịu sâu bệnh và các yếu tố cấu thành năng suất.
Về hạch toán lợi nhuận, 1 ha SX giống M1-NĐ gần 23 triệu đồng, thu sản lượng 68 tạ x 7.000 đ/kg = 47,6 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí nông dân còn lãi hơn 24 triệu đ/ha, cao hơn đối chứng 2,5 triệu đ/ha”.
“M1-NĐ là giống lúa có tiềm năng năng suất cao; sinh trưởng, phát triển khá tốt; TGST vụ mùa từ 107 - 110 ngày nên phù hợp gieo cấy trà mùa sớm và thích hợp cho gieo cấy trên chân đất vàn, vàn thấp.
Đánh giá bước đầu cho thấy giống lúa này phù hợp đồng đất Thanh Hóa nhưng về lâu dài, để phát triển bền vững, sau khi được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức, Cty cần phải có phương án bảo lãnh năng suất cho bà con yên tâm SX”, ông Mai Nhữ Thắng, Phó GĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa đề nghị.
Có thể bạn quan tâm

Phong Thạnh Tây B (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) là xã có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, nguồn cung con giống tại địa phương vẫn chưa đáp ứng nhu cầu người nuôi. Do vậy, nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư trại sản xuất con giống để góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn giống. Trong số những hộ sản xuất cua giống thành công có hộ anh Ngô Minh Trang (ấp 2A, xã Phong Thạnh Tây B).

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh nông sản nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.

Không chỉ xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau thời gian qua tạo được nhiều bước đột phá về sản lượng mà trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến cũng được đánh giá là hiện đại và ngang tầm với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, khi nhìn vào con số chỉ có trên 40% sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của doanh nghiệp, công ty trong tỉnh đạt giá trị gia tăng, còn lại chủ yếu xuất khẩu hàng thô, hàng sơ chế, cho thấy giá trị con tôm hiện vẫn còn thấp so với thực tế.

Nhóm nghiên cứu Cao Ngọc Điệp, Đặng Thị Huỳnh Mai, Hà Thanh Toàn, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn tạo chất kết tụ sinh học xử lý nước ao nuôi cá thát lát và cá rô đồng ở tỉnh Hậu Giang.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa thành lập 2 điểm thú y cộng đồng thuộc “Dự án xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng” nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP cấp nông hộ.