Lúa Hè Thu đạt năng suất cao

Tuy diện tích gieo sạ giảm, nhưng diện tích sử dụng giống lúa lai tăng, nông dân đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa lai, nên năng suất lúa bình quân đạt 61,7 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha so với vụ Hè Thu năm ngoái.
Nông dân thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường thu hoạch lúa Hè Thu 2015.
Ông Nguyễn Công Thành- Phó phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, cho biết: Vụ sản xuất Hè Thu 2015 nổi bật hơn so với cùng vụ năm trước là diện tích lúa lai tăng lên (năm 2014 khoảng 1.400 ha, năm 2015 tăng lên 2.068 ha); bà con nông dân đã tiếp cận, áp dụng có hiệu quả quy trình sản xuất lúa lai, đầu tư chăm sóc kịp thời hơn;
Cùng với việc nhân rộng mô hình chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ sang 2 vụ/năm, gieo sạ những giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao, nhất là ở các xã Tây Bình, Bình Hòa, Bình Thành, nên năng suất và sản lượng lúa Hè Thu năm nay tăng khá.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN&PTNT đang kiến nghị đưa thêm bệnh đạo ôn ở cây lúa vào trong danh mục các bệnh được bảo hiểm và làm rõ hơn một số chính sách về bảo hiểm nông nghiệp (BHNN).

Công ty Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) đã được chấp thuận đầu tư dự án nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao tại Cần Giờ (TP.HCM).

Hiện nay, một số hộ nông dân cũng như doanh nghiệp tham gia GAP đang muốn trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống, bởi một lý do khá đơn giản: Sản phẩm GAP chưa được thị trường thừa nhận.

Phòng Kinh tế TP.Hội An cho biết, hiện đơn vị đang triển khai thí điểm một số mô hình nuôi trồng thủy sản mới như: nuôi cá thác lác cườm ở Cẩm Kim, nuôi cua trong ao đất ở Cẩm Thanh, nuôi tôm càng xanh ở Thanh Hà. Đơn vị cũng vừa du nhập thêm một số giống hoa mới để tổ chức nhân giống phục vụ nông dân sản xuất hoa cây cảnh. Được biết, sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Hội An trong quý 1/2012 đạt hơn 39 tấn, hơn 10% kế hoạch.

Những ngày qua, việc tôm thẻ chân trắng tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị bệnh lạ đang là đề tài thời sự, khiến hàng trăm hộ nuôi tôm tại tỉnh Nghệ An phân tâm và lo lắng.