Lúa Hè Thu đạt năng suất cao

Tuy diện tích gieo sạ giảm, nhưng diện tích sử dụng giống lúa lai tăng, nông dân đã có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa lai, nên năng suất lúa bình quân đạt 61,7 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha so với vụ Hè Thu năm ngoái.
Nông dân thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường thu hoạch lúa Hè Thu 2015.
Ông Nguyễn Công Thành- Phó phòng NN&PTNT huyện Tây Sơn, cho biết: Vụ sản xuất Hè Thu 2015 nổi bật hơn so với cùng vụ năm trước là diện tích lúa lai tăng lên (năm 2014 khoảng 1.400 ha, năm 2015 tăng lên 2.068 ha); bà con nông dân đã tiếp cận, áp dụng có hiệu quả quy trình sản xuất lúa lai, đầu tư chăm sóc kịp thời hơn;
Cùng với việc nhân rộng mô hình chuyển đổi sản xuất từ 3 vụ sang 2 vụ/năm, gieo sạ những giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao, nhất là ở các xã Tây Bình, Bình Hòa, Bình Thành, nên năng suất và sản lượng lúa Hè Thu năm nay tăng khá.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.

Nuôi kết hợp một ao tôm, một ao cá rô phi không những mang lại hiệu quả kinh tế cao do khống chế được dịch bệnh trên tôm mà còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. mô hình này đang được Công ty CP tập đoàn thủy sản Minh Phú (Minh Phú) tích cực triển khai.

Sau 5 tháng triển khai, “Chuỗi liên kết cá tra – Tafishco” – mô hình thí điểm đầu tiên ở ĐBSCL và trong cả nước đã mang lại nhiều tín hiệu rất khả quan. Vụ mùa đầu tiên đã được thu hoạch với mỗi kg cá công ty bao tiêu với giá 24.300đ/kg, sau khi trừ chi phí, nông dân đạt lợi nhuận trên 2.000đ – mức lợi nhuận được xem là tốt nhất trong vài năm trở lại đây.

Ngay từ đầu năm 2014, các ngành của huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) đã chỉ đạo các xã, doanh nghiệp và ngư dân ở các địa phương ven biển chủ động khắc phục khó khăn, tập trung chuyển đổi cơ cấu nghề, áp dụng các công nghệ mới vào khai thác thủy sản, góp phần nâng cao đời sống của bà con ngư dân.

Năm 2014, tỉ lệ thiệt hại trên tôm nuôi của tỉnh Sóc Trăng khá cao (trên 41%), tuy nhiên sản lượng vẫn đạt trên 80.000 tấn theo kế hoạch đề ra. Kết quả ấy là do người nuôi tôm đã chuyển đổi cơ cấu giống từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ chân trắng một cách hợp lý.