Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Gạo Bất Ngờ Quay Đầu Giảm Giá

Lúa Gạo Bất Ngờ Quay Đầu Giảm Giá
Ngày đăng: 24/07/2013

Sau hơn một tuần giá lúa gạo thị trường nội địa tăng mạnh, khoảng 600 – 700 đồng/kí lô gam thì hiện bất ngờ đã quay đầu giảm trở lại.

Thông tin từ nhiều thương nhân kinh doanh lúa gạo tại ĐBSCL, cho biết trong ngày 21-7, giá lúa gạo thị trường nội địa đã giảm bình quân 150 đồng/kí lô gam.

Cụ thể, đối với lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp giảm từ 4.600 – 4.700 đồng/kí lô gam xuống 4.450 – 4.550 đồng/kí lô gam; 4.800 – 4.900 đồng/kí lô gam xuống 4.650 – 4.750 đồng/kí lô gam đối với các loại lúa hạt dài như OM 4218, OM 4976; OM 5451…

Đối với gạo nguyên liệu, hiện gạo của giống IR 50404 chỉ còn 6.750 – 6.850 đồng/kí lô gam, loại chế biến gạo 15% tấm và 7.000 – 7.100 đồng/kí lô gam đối với các loại gạo hạt dài, chế biến gạo 5% tấm, giảm 150 đồng/kí lô gam so với mức giá ngày 21-7.

Trao đổi qua điện thoại với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online sáng 22-7, ông Dương Văn Mến, thương nhân kinh doanh lúa, gạo tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp, cho biết chất lượng gạo của giống IR 50404 gần đây được cải thiện rất nhiều.

“Mấy tuần trước, gạo nguyên liệu của giống IR 50404 chỉ được dùng để chế biến gạo 25% tấm thì hiện có thể chế biến gạo 15% tấm, thậm chí được doanh nghiệp sử dụng đấu trộn vào gạo 5% tấm để xuất khẩu”, ông Mến cho biết.

Lý giải nguyên nhân giá gạo giảm trở lại, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (thành phố Cần Thơ), cho biết thời gian gần đây, thị trường lúa gạo có nhiều thay đổi, khách hàng có nhu cầu mua gạo của Việt Nam tăng, doanh nghiệp ký được hợp đồng cũng nhiều nên đẩy giá thu mua lên, tuy nhiên, khi thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp bị lỗ nên giảm giá mua trở lại.

“Giá gạo nội địa tăng cao, quy ra ngoại tệ đã vượt 400 đô la Mỹ/tấn (gạo 5% tấm), trong khi đó, các hợp đồng ký xuất khẩu (gạo 5% tấm) gần đây không doanh nghiệp nào bán vượt 400 đô la Mỹ/tấn cả. Doanh nghiệp bị lỗ nên giảm giá mua lại thôi”, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát (Bến Tre) - doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết.

Tuy nhiên, ông Mến cho biết có thể doanh nghiệp “ra chiêu” kéo giá thu mua xuống để thương nhân đem gạo bán cho doanh nghiệp vì thời gian qua khi giá lúa gạo tăng, thương nhân giữ lại không bán ra.

Về tình hình ký hợp đồng xuất khẩu gạo, ông Tuấn của Thịnh Phát, cho biết tính đến nay, lượng hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký của Việt Nam (bao gồm hợp đồng thương mại và hợp đồng tập trung), vượt 5,5 triệu tấn, tăng khoảng 300.000 tấn so với con số được VFA công bố trước đó vào ngày 5-7-2013 tại thành phố Cần Thơ nhưng ông Tuấn không tiết lộ về mức giá các hợp đồng đã ký gần đây.

Tuy nhiên, ông Bình của Trung An, cho biết giá bán gạo được các doanh nghiệp ký thời gian gần đây (đối với các hợp đồng thương mại) tăng 5 – 10 đô la Mỹ/tấn so với trước đó.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường giám sát các vùng nuôi nghêu để hạn chế thiệt hại Tăng cường giám sát các vùng nuôi nghêu để hạn chế thiệt hại

Tổng cục Thủy sản vừa có Văn bản số 784/TCTS-NTTS về việc chỉ đạo phòng chống bệnh cho nghêu (còn gọi là ngao) nuôi năm 2015 trước tình hình nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân ở các tỉnh Hà Tĩnh, Tiền Giang.

14/04/2015
Ngư dân vươn khơi chưa hết lo về lao động biển Ngư dân vươn khơi chưa hết lo về lao động biển

Chuyến vươn khơi bám biển đầu năm, ngư dân Hải Phòng trúng “lộc” biển, cá tôm được giá. Dù vậy, không ít chủ tàu thuyền đau đầu vì tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, kinh nghiệm khai thác tài nguyên biển.

14/04/2015
Làm giàu từ ương cá trê giống Làm giàu từ ương cá trê giống

Mô hình ương cá trê giống của gia đình ông Dương Văn Liền, thôn Rừng Trong, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đã mang lại thu nhập cao. Đây là một trong những nông dân điển hình biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển kinh tế.

14/04/2015
Trên 2.000 ha tôm thiệt hại ở Bạc Liêu Trên 2.000 ha tôm thiệt hại ở Bạc Liêu

Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết, tuần qua có thêm hàng chục ha tôm bị thiệt hại, nâng tổng diện thiệt hại lên hơn 2.000 ha.

14/04/2015
Chinh phục bằng chất lượng Chinh phục bằng chất lượng

Cá tra được xem là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế sản phẩm cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới được quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây. Với Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29-4-2014 của Chính phủ Về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (Nghị định 36), cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến phải được nuôi từ cơ sở nuôi cá tra thương phẩm đáp ứng theo các điều kiện quy định.

14/04/2015