Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Đông Xuân Đến Hẹn Là... Giá Giảm!

Lúa Đông Xuân Đến Hẹn Là... Giá Giảm!
Ngày đăng: 09/02/2015

Nhiều vùng lúa ĐX sớm ở ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch. Vụ lúa được xem là thuận lợi, ít sâu bệnh, năng suất cao nhất trong năm. Tuy nhiên mấy năm qua, khi lúa ĐX vào mùa gặt dù chất lượng tốt nhưng giá bán lại quá thấp!

Năm nay tái diễn, khi ngày tết cận kề sức tiêu thụ lúa gạo yếu, giá giảm. Nông dân thu lúa sớm tiếc rẻ cũng phải bán. Nhưng mối lo lớn hơn là phần lớn diện tích lúa ĐX sắp thu hoạch rộ sau tết sẽ ra sao…

Lo vào mùa gặt

Sau một năm 2014 lúa gạo giữ được mức giá ổn định, có lợi nhuận khá, tạo sự phấn khích cho nông dân trồng lúa bước vào vụ lúa ĐX 2014-2015.

Năm qua nước lũ nhỏ, rút sớm, vùng ven biển và một số địa phương thuộc tiểu vùng phù sa ngọt có đồng đất gò cao đều vào vụ gieo sạ sớm, đến nay lúa vào mùa gặt.

Lúc này đón nhu cầu gạo ngon ăn tết sôi động, nông dân gặt lúa hy vọng bắt nhịp bán được giá cao. Hơn nữa nhiều cánh đồng lúa sớm thu hoạch trúng mùa, chắc hạt.

Song, niềm vui ngắn chẳng tày gang, lúa rớt giá từng ngày, thậm chí có nơi thương lái cắm sào đậu ghe không thu mua khiến nông dân chới với, lo lắng thêm.

Hơn một tuần qua, sau khi dò thăm tin từ các kênh thu mua lúa, gạo nguyên liệu tại các DN ở khu vực chợ gạo đầu mối Thốt Nốt, Ô Môn (Cần Thơ) cho thấy tín hiệu xấu, các DN cũng không “mặn mòi” thu mua.

Anh Nguyễn Công Tương, thương lái lúa gạo ở Cần Thơ ngao ngán: Tình hình gần giống hồi đầu vụ ĐX năm 2014, lúa rớt giá và khó đoán. Lúc đó Chính phủ công bố kế hoạch tạm trữ mới kéo giá lúa lên được.

Còn hiện thời tôi và một số bạn hàng trong nhóm ghe thu mua lúa quanh khu vực Ô Môn buộc phải nghỉ sớm trước tết. Tôi không dám mạo hiểm mua lúa đầy ghe để đậu nằm chờ.

Chỉ có thương lái hoặc chủ nhà máy xay có vốn mạnh mới dám mua lúa trữ chờ giá. Trong khi các DN xuất khẩu gạo chỉ thu mua cầm chừng. Chung quy do chưa có hợp đồng xuất khẩu số lượng lớn, giá lúa khó lên.

Đi về vùng lúa sớm ven biển ở Sóc Trăng, dọc theo hai bên tỉnh lộ 8 chạy vắt ngang huyện Mỹ Xuyên, lúa vừa thu hoạch xong nông dân vô bao chất đầy lề đường.

Tuy có thương lái chạy xe gắn máy tới ngã giá thu mua, nhưng nông dân bán lúa mặt mày kém tươi. Bất kể cái nắng hanh khô giữa trưa, hai nông dân Thạch Ét và Lý Sinh ở phường 10, TP Sóc Trăng, cứ quẩn quanh đống lúa như thầm tiếc rẻ.

Trò cuyện với tôi, hai anh than vắn, thở dài: “Tưởng làm lúa trúng mùa, trúng chợ, nào ngờ mấy ngày qua lúa rớt giá sâu thêm. Lúa tươi OM4900 trúng trên 7-8 tấn/ha hạt sáng trưng, hôm cuối tuần trước giá 4.700 đ/kg, nhưng hiện nay thương lái ghé qua chỉ mua 4.380 đ/kg, mất lời gần hơn 300 đ/kg.

Lúa thơm ST5 ở huyện Trần Đề đang thu hoạch cũng cùng cảnh ngộ, hiện giảm còn 5.000-5.100 đ/kg, thấp hơn 500-700 đ/kg so hồi tết năm trước.

Nếu so cách đây 2 năm nông dân ở hai huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên trồng lúa thơm ST5 giá thành chỉ 2.200-2.300 đồng/kg, bán trên 5.000-6.000 đ/kg, lãi “bể tay”. Còn vụ ĐX này tuy mặt được là năng suất cao, nhưng giá bán quá thấp tính ra chẳng được bao nhiêu sau một mùa lúa cực nhọc.

Cách nào gỡ thế bí?

Mỗi khi nghe tin lúa rớt giá, nhiều nông dân thừa biết rằng trồng lúa IR50404 xem như “dính đòn” nặng trước tiên.

Đa số nông dân đều biết do đầu ra bí, nhưng tìm cách nào giữ được giá lúa cho nông dân là chuyện quá lớn và chỉ có Nhà nước “ra tay” mới giải nguy được.

Nhưng hễ có người mua thì nông dân vẫn trồng. Ở cánh đồng lớn trải rộng dọc theo kênh Tư Ký, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai (Cần Thơ) do phải cùng theo gieo sạ đồng loạt nên vụ ĐX này gần hết nông dân trong ấp Trang Nhung đều trồng lúa IR50404.

Lúa đã chín vàng đồng, trong khi tết tới kệ cận nhưng khoảng 26 tháng chạp phải ra đồng gặt. Ông Bảy Hòa, nông dân trong xóm kênh nói: Nhìn lúa trúng bông trĩu nặng cong oằn, ước có trên 1,2-1,3 tấn/ha nhưng mấy ai vui. Hiện thời lúa tươi giảm còn 3.950-4.000 đ/kg khiến nông dân than trời.

Ông Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Cty CP Gentraco, cho rằng: Còn khoảng nửa tháng tới lúa thu hoạch rộ, nhưng vào lúc này lúa IR50404 ở vùng biên giới giáp Campuchia chở về cùng với một số vùng đất gò cao ở Đồng Tháp vừa thu hoạch nên tạo áp lực hạ giá sâu thêm.

Lúa IR50404 còn 4.100-4.200 đ/kg, từ đó gạo nguyên liệu giảm còn 6.200 đ/kg và gạo trắng chỉ còn 7.000-7.100 đ/kg. Tình hình xấu nên đẩy giá lúa Jasmine giảm theo, lúa khô 5.800đ/kg, lúa tươi 4.800 đ/kg. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ra mức giá sàn gạo 25% tấm 360 USD/tấn, nhưng hiện thời giá gạo 5% tấm trong vùng đang nằm ở mức này.

Ông Vân nói: Hợp đồng thương mại không có nhiều vì khách hàng biết rõ lúa ĐX Việt Nam đang vào vụ. Còn các DN kinh doanh xuất khẩu đang trông chờ thị trường xuất khẩu tập trung. Do đó lúa ĐX thu hoạch rộ sau tết sẽ nan giải nếu không sớm có giải pháp tạm trữ, điều tiết thị trường giữ ổn định giá lúa tạo niềm tin cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng Thu Hoạch Tôm Thẻ Chân Trắng

Nhằm khuyến khích người dân mở rộng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) nuôi thử nghiệm mô hình này bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ. Ngày 14/10, ngành chức năng của huyện phối hợp với hộ nuôi tiến hành thu hoạch tôm. Kết quả bước đầu khá thành công.

18/10/2014
Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

18/10/2014
Hà Nội Tăng Liên Kết Trong Cung Ứng Thủy Sản An Toàn Hà Nội Tăng Liên Kết Trong Cung Ứng Thủy Sản An Toàn

Tổng diện tích mặt nước có tiềm năng nuôi trồng thủy sản (NTTS) của toàn TP là hơn 30.800ha, chưa kể mặt nước của các con sông. Thực hiện Chương trình phát triển NTTS, hàng năm, TP đầu tư từ 15 - 20 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển vùng NTTS tập trung, đảm bảo môi trường, dịch bệnh và ATTP như xây dựng hạ tầng, cung cấp thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học. Đến nay, toàn TP có trên 200 vùng nuôi có quy mô diện tích từ 30 - 200ha và hàng ngàn trang trại NTTS.

18/10/2014
Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại Con Tôm “Lững Lờ” Do Xuất Khẩu Chững Lại

Chưa có năm nào diện tích nuôi thuỷ sản ở tinh Sóc Trăng lại tăng mạnh như năm nay. Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2014 trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60.000 ha trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha.

18/10/2014
Cá Tra Đã Đến Lúc Giảm Xuất Thô Cá Tra Đã Đến Lúc Giảm Xuất Thô

“Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng”, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

18/10/2014