Lựa Chọn Giống Bò Sữa

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.
Từ năm 2004, khi dự án nâng cao đời sống được triển khai tại Sóc Trăng, nhiều bà con đã làm quen với nghề nuôi bò sữa và đến nay mô hình này không ngừng phát triển. Nhiều bà con nhờ nuôi bò sữa đã thoát nghèo bền vững, bởi nuôi bò sữa cho thu nhập thường xuyên giải quyết được những khó khăn bức xúc hàng ngày.
Ông Liêu Văn Đơ, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng từ một hộ có thu nhập thấp đến nay đã vươn lên khá, anh chia sẻ: “Tui thấy mô hình nuôi bò sữa rất hiệu quả, sản phẩm mình làm ra có nơi bao tiêu, chi phí thức ăn ít tốn kém hơn các con vật nuôi khác”.
Năm 2004, tổng đàn bò toàn tỉnh chưa tới 500 con thì hiện đã tăng lên hơn 4.700 con, trong đó trên 1000 con đang cho sữa, sản lượng sữa thu được 16 tấn/ngày, tập trung ở các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú và Châu Thành. Hiệu quả từ nuôi bò sữa không ngừng gia tăng, vì bà con ngày càng có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi.
Theo ghi nhận của ngành chức năng, hiện tại năng suất sữa của đàn bò Sóc Trăng ở mức 3.660 kg/con/1 chu kỳ, thấp so với năng suất bò sữa cả nước là 4000 đến 4.600 kg/con trong một chu kỳ; Điều này cũng cho thấy nhiều yếu tố liên quan khác như kỹ thuật chăm sóc, công tác giống, nguồn thức ăn…
Trong đó, chọn con giống là khâu rất quan trọng, vì con giống tốt ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, sản lượng và chất lượng sữa.
Việc đánh giá và lựa chọn con giống cần căn cứ vào các yếu tố như: đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát dục và khả năng cho sữa. Khi chọn bò đã sinh sản thì bò phải có trọng lượng vừa phải, lông da óng mượt, khả năng sinh sản tốt, không đẻ khó hay sót nhau, chu kỳ lên giống đều, sau khi đẻ chậm nhất là 3 tháng phải lên giống lại.
Khi chọn mua bò từ nơi khác, tốt nhất là chọn bò dưới 3 lứa đẻ và đang mang thai. Mua bò đang mang thai sẽ tránh đuợc việc mua lầm phải bò gieo tinh nhiều lần không đậu.
Chọn giống cần phải tham khảo, tìm hiểu được nguồn gốc bò cha mẹ, năng suất của cha mẹ dựa trên phiếu cá thể hay lý lịch bò cái. Đây là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn bò tơ làm giống, khi chưa thể kiểm tra được khả năng sản xuất sữa của bò tơ.
Con giống là yếu tố quan trọng, nhưng để nuôi bò sữa đạt năng suất cao, cần nhiều yếu tố kết hợp khác, như về thức ăn cho bò sữa, thực hiện tốt công tác thú y, ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Sở nông nghiệp - PTNT Đắk Nông thì tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 ha cây ăn trái, tăng 500 ha so với năm 2005. Tính riêng năm 2012, sản lượng đạt trên 11.280 tấn, tăng trên 5.500 tấn so với năm 2005.

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.

Mặc dù đã di dời lồng bè về khu quy hoạch C1, nhưng hầu hết người nuôi tôm hùm vẫn không thể bám trụ, ổn định sản xuất được. Tìm hướng đi phù hợp để nghề nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững là vấn đề nan giải hiện nay.

9 tháng của năm 2013, các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ở An Giang xuất khẩu 128 ngàn tấn, kim ngạch đạt 311 triệu USD, tăng 23,1% về lượng và 6,5% về giá trị so cùng kỳ. Dù xuất khẩu tăng, nguyên liệu thiếu nhưng giá mua cá tra của các nhà máy vẫn tăng không đáng kể.

Bão số 8 chưa khắc phục xong hậu quả, bão số 10 lại ập đến, bao mất mát, nước mắt, nghẹn đắng. Cả nước đang hướng về miền Trung ruột thịt sẻ chia từng ngày lương, gói mỳ thì bão số 11 tiếp tục hoành hành cướp đi sản nghiệp của hàng ngàn gia đình miền Trung. Bão lũ liên miên, miền Trung chìm trong biển nước…