Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lựa Chọn Giống Bò Sữa

Lựa Chọn Giống Bò Sữa
Ngày đăng: 06/06/2014

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.

Từ năm 2004, khi dự án nâng cao đời sống được triển khai tại Sóc Trăng, nhiều bà con đã làm quen với nghề nuôi bò sữa và đến nay mô hình này không ngừng phát triển. Nhiều bà con nhờ nuôi bò sữa đã thoát nghèo bền vững, bởi nuôi bò sữa cho thu nhập thường xuyên giải quyết được những khó khăn bức xúc hàng ngày.

Ông Liêu Văn Đơ, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng từ một hộ có thu nhập thấp đến nay đã vươn lên khá, anh chia sẻ: “Tui thấy mô hình nuôi bò sữa rất hiệu quả, sản phẩm mình làm ra có nơi bao tiêu, chi phí thức ăn ít tốn kém hơn các con vật nuôi khác”.

Năm 2004, tổng đàn bò toàn tỉnh chưa tới 500 con thì hiện đã tăng lên hơn 4.700 con, trong đó trên 1000 con đang cho sữa, sản lượng sữa thu được 16 tấn/ngày, tập trung ở các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú và Châu Thành. Hiệu quả từ nuôi bò sữa không ngừng gia tăng, vì bà con ngày càng có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi.

Theo ghi nhận của ngành chức năng, hiện tại năng suất sữa của đàn bò Sóc Trăng ở mức 3.660 kg/con/1 chu kỳ, thấp so với năng suất bò sữa cả nước là 4000 đến 4.600 kg/con trong một chu kỳ; Điều này cũng cho thấy nhiều yếu tố liên quan khác như kỹ thuật chăm sóc, công tác giống, nguồn thức ăn…

Trong đó, chọn con giống là khâu rất quan trọng, vì con giống tốt ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, sản lượng và chất lượng sữa.

Việc đánh giá và lựa chọn con giống cần căn cứ vào các yếu tố như: đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát dục và khả năng cho sữa. Khi chọn bò đã sinh sản thì bò phải có trọng lượng vừa phải, lông da óng mượt, khả năng sinh sản tốt, không đẻ khó hay sót nhau, chu kỳ lên giống đều, sau khi đẻ chậm nhất là 3 tháng phải lên giống lại.

Khi chọn mua bò từ nơi khác, tốt nhất là chọn bò dưới 3 lứa đẻ và đang mang thai. Mua bò đang mang thai sẽ tránh đuợc việc mua lầm phải bò gieo tinh nhiều lần không đậu.

Chọn giống cần phải tham khảo, tìm hiểu được nguồn gốc bò cha mẹ, năng suất của cha mẹ dựa trên phiếu cá thể hay lý lịch bò cái. Đây là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn bò tơ làm giống, khi chưa thể kiểm tra được khả năng sản xuất sữa của bò tơ.

Con giống là yếu tố quan trọng, nhưng để nuôi bò sữa đạt năng suất cao, cần nhiều yếu tố kết hợp khác, như về thức ăn cho bò sữa, thực hiện tốt công tác thú y, ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Đổ Cà Chua Cho Bò Ăn, Quá Nhiều, Đến Bò Cũng... Chán Đổ Cà Chua Cho Bò Ăn, Quá Nhiều, Đến Bò Cũng... Chán

Cũng như nông dân trồng hành tây tại Đà Lạt, năm nay người trồng cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng đang phải đổ bỏ hàng trăm tấn sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra.

06/06/2014
Trồng Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng Trồng Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng

Cung cấp nước tưới giúp khai hoang, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; cung cấp gỗ để làm nhà; tăng thu nhập từ các sản phẩm lâm sản phụ. Và mới đây nhất là 42/42 hộ của bản Mới được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

06/06/2014
Chọn Giải Pháp Giúp Dân Giảm Nghèo Chọn Giải Pháp Giúp Dân Giảm Nghèo

Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm đưa nghị quyết này vào cuộc sống.

06/06/2014
Kiến Nghị Gói Hỗ Trợ Vốn Cho Con Tôm Kiến Nghị Gói Hỗ Trợ Vốn Cho Con Tôm

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.

06/06/2014
Toàn Tỉnh Có 21,5 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh Toàn Tỉnh Có 21,5 Ha Diện Tích Nuôi Tôm Bị Dịch Bệnh

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm trên diện tích 1.811 ha, đạt 73% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh và giảm 5,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ cao, nên đã xảy ra dịch bệnh tôm nuôi.

07/06/2014