Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lựa Chọn Giống Bò Sữa

Lựa Chọn Giống Bò Sữa
Ngày đăng: 06/06/2014

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.

Từ năm 2004, khi dự án nâng cao đời sống được triển khai tại Sóc Trăng, nhiều bà con đã làm quen với nghề nuôi bò sữa và đến nay mô hình này không ngừng phát triển. Nhiều bà con nhờ nuôi bò sữa đã thoát nghèo bền vững, bởi nuôi bò sữa cho thu nhập thường xuyên giải quyết được những khó khăn bức xúc hàng ngày.

Ông Liêu Văn Đơ, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng từ một hộ có thu nhập thấp đến nay đã vươn lên khá, anh chia sẻ: “Tui thấy mô hình nuôi bò sữa rất hiệu quả, sản phẩm mình làm ra có nơi bao tiêu, chi phí thức ăn ít tốn kém hơn các con vật nuôi khác”.

Năm 2004, tổng đàn bò toàn tỉnh chưa tới 500 con thì hiện đã tăng lên hơn 4.700 con, trong đó trên 1000 con đang cho sữa, sản lượng sữa thu được 16 tấn/ngày, tập trung ở các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú và Châu Thành. Hiệu quả từ nuôi bò sữa không ngừng gia tăng, vì bà con ngày càng có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi.

Theo ghi nhận của ngành chức năng, hiện tại năng suất sữa của đàn bò Sóc Trăng ở mức 3.660 kg/con/1 chu kỳ, thấp so với năng suất bò sữa cả nước là 4000 đến 4.600 kg/con trong một chu kỳ; Điều này cũng cho thấy nhiều yếu tố liên quan khác như kỹ thuật chăm sóc, công tác giống, nguồn thức ăn…

Trong đó, chọn con giống là khâu rất quan trọng, vì con giống tốt ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, sản lượng và chất lượng sữa.

Việc đánh giá và lựa chọn con giống cần căn cứ vào các yếu tố như: đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát dục và khả năng cho sữa. Khi chọn bò đã sinh sản thì bò phải có trọng lượng vừa phải, lông da óng mượt, khả năng sinh sản tốt, không đẻ khó hay sót nhau, chu kỳ lên giống đều, sau khi đẻ chậm nhất là 3 tháng phải lên giống lại.

Khi chọn mua bò từ nơi khác, tốt nhất là chọn bò dưới 3 lứa đẻ và đang mang thai. Mua bò đang mang thai sẽ tránh đuợc việc mua lầm phải bò gieo tinh nhiều lần không đậu.

Chọn giống cần phải tham khảo, tìm hiểu được nguồn gốc bò cha mẹ, năng suất của cha mẹ dựa trên phiếu cá thể hay lý lịch bò cái. Đây là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn bò tơ làm giống, khi chưa thể kiểm tra được khả năng sản xuất sữa của bò tơ.

Con giống là yếu tố quan trọng, nhưng để nuôi bò sữa đạt năng suất cao, cần nhiều yếu tố kết hợp khác, như về thức ăn cho bò sữa, thực hiện tốt công tác thú y, ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Cây Bưởi Hồng Trên Đất Sỏi Cơm Cây Bưởi Hồng Trên Đất Sỏi Cơm

Tuy chỉ cách quốc lộ 20 vài cây số, nhưng đường vào vườn bưởi của ông Phạm Trí Việt ở ấp 94, xã Túc Trưng (huyện Định Quán, Đồng Nai) lại khá vất vả vì chỉ có con đường mòn đầy sỏi đá, lên dốc xuống đèo.

18/03/2014
Trà Vinh Hơn 42 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Trồng Ngô Giống Trà Vinh Hơn 42 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Trồng Ngô Giống

Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.

18/03/2014
Báo Động Tình Trạng Nông Dân Phá Bỏ Cây Cà Phê Báo Động Tình Trạng Nông Dân Phá Bỏ Cây Cà Phê

Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.

21/02/2014
“Trẻ Hóa” Vườn Điều Già Cỗi “Trẻ Hóa” Vườn Điều Già Cỗi

Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.

18/03/2014
Nhổ Rau Cho Bò Ăn Ở Quảng Ngãi Nhổ Rau Cho Bò Ăn Ở Quảng Ngãi

Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.

21/02/2014