Lựa Chọn Giống Bò Sữa

Sóc Trăng là tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long có phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển và trong tương lai mô hình này vẫn tiếp tục được đầu tư thông qua dự án phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020. Tuy nhiên để nuôi bò hiệu quả cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về con giống.
Từ năm 2004, khi dự án nâng cao đời sống được triển khai tại Sóc Trăng, nhiều bà con đã làm quen với nghề nuôi bò sữa và đến nay mô hình này không ngừng phát triển. Nhiều bà con nhờ nuôi bò sữa đã thoát nghèo bền vững, bởi nuôi bò sữa cho thu nhập thường xuyên giải quyết được những khó khăn bức xúc hàng ngày.
Ông Liêu Văn Đơ, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng từ một hộ có thu nhập thấp đến nay đã vươn lên khá, anh chia sẻ: “Tui thấy mô hình nuôi bò sữa rất hiệu quả, sản phẩm mình làm ra có nơi bao tiêu, chi phí thức ăn ít tốn kém hơn các con vật nuôi khác”.
Năm 2004, tổng đàn bò toàn tỉnh chưa tới 500 con thì hiện đã tăng lên hơn 4.700 con, trong đó trên 1000 con đang cho sữa, sản lượng sữa thu được 16 tấn/ngày, tập trung ở các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú và Châu Thành. Hiệu quả từ nuôi bò sữa không ngừng gia tăng, vì bà con ngày càng có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi.
Theo ghi nhận của ngành chức năng, hiện tại năng suất sữa của đàn bò Sóc Trăng ở mức 3.660 kg/con/1 chu kỳ, thấp so với năng suất bò sữa cả nước là 4000 đến 4.600 kg/con trong một chu kỳ; Điều này cũng cho thấy nhiều yếu tố liên quan khác như kỹ thuật chăm sóc, công tác giống, nguồn thức ăn…
Trong đó, chọn con giống là khâu rất quan trọng, vì con giống tốt ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, sản lượng và chất lượng sữa.
Việc đánh giá và lựa chọn con giống cần căn cứ vào các yếu tố như: đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng phát dục và khả năng cho sữa. Khi chọn bò đã sinh sản thì bò phải có trọng lượng vừa phải, lông da óng mượt, khả năng sinh sản tốt, không đẻ khó hay sót nhau, chu kỳ lên giống đều, sau khi đẻ chậm nhất là 3 tháng phải lên giống lại.
Khi chọn mua bò từ nơi khác, tốt nhất là chọn bò dưới 3 lứa đẻ và đang mang thai. Mua bò đang mang thai sẽ tránh đuợc việc mua lầm phải bò gieo tinh nhiều lần không đậu.
Chọn giống cần phải tham khảo, tìm hiểu được nguồn gốc bò cha mẹ, năng suất của cha mẹ dựa trên phiếu cá thể hay lý lịch bò cái. Đây là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn bò tơ làm giống, khi chưa thể kiểm tra được khả năng sản xuất sữa của bò tơ.
Con giống là yếu tố quan trọng, nhưng để nuôi bò sữa đạt năng suất cao, cần nhiều yếu tố kết hợp khác, như về thức ăn cho bò sữa, thực hiện tốt công tác thú y, ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đưa ra dự báo trên tại hội nghị sơ kết tình hình sản xuất niên vụ lúa năm 2014 và triển khai vụ Đông Xuân 2014-2015 tại khu vực Nam Bộ, ngày 10/10 của Bộ NNPTNT.

Vừa qua, tại Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Tiến Cường, xã Phú Cường, ông Lê Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông cùng các ngành liên quan của huyện và ông Huỳnh Thế Năng, Tổng Giám đốc - Tổng Công ty Lương thực Miền Nam và Giám đốc Công ty Lương thực Đồng Tháp đã họp bàn thực hiện liên kết tiêu thụ lúa vụ đông xuân 2014 - 2015.

Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp Cái Tàu Hạ có 16 thành viên, vốn điều lệ ban đầu là 400 triệu đồng; hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực: cung cấp vật tư nông nghiệp, thu mua tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong và ngoài huyện.

Mấy năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên vụ hè thu nào gia đình ông Nguyễn Hữu Đức (thôn Tiến Bộ, Thạch Tân - Thạch Hà) cũng làm hết đất canh tác. Năm nay, 1 mẫu ruộng, gia đình ông thu hơn 2 tấn lúa, được xem là vụ hè thu bội thu nhất từ trước tới nay.

Cũng do gia cảnh khó khăn, học đến cấp 3, Đồng nghỉ học ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nông. Năm 2.000, Đồng lập gia đình, khi “ra riêng” được bố mẹ cho 1 sào đất (1.000 m2) để làm nông. Ban đầu, anh tiếp tục gắn bó với cây rau, nhưng giá rau bấp bênh nên cuộc sống không ổn định. Không chấp nhận tình cảnh này, Đồng đi khắp các nhà vườn ở địa phương để tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất phù hợp.