Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lúa Campuchia Nhập Vào An Giang

Lúa Campuchia Nhập Vào An Giang
Ngày đăng: 06/03/2014

Một thương lái cho biết, các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ nhưng mua lúa ở địa phương không lời bằng mua lúa Campuchia.

Hiện nay, tại khu vực biên giới Tịnh Biên (An Giang) mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa từ phía Campuchia nhập vào An Giang bằng đường tiểu ngạch để tiêu thụ.

Theo tìm hiểu của NNVN, điểm tập kết lúa ngoại đặt tại xã An Nông, huyện Tịnh Biên, nằm cặp kênh Vĩnh Tế rất thuận lợi cho thương lái thu mua.

Do nhập lúa bằng đường tiểu ngạch nên Hải quan của cửa khẩu Tịnh Biên không nắm được số lượng.

Một số thương lái thu mua lúa Campuchia ở đây cho biết, bình quân mỗi ngày có hàng ngàn tấn lúa được chở qua bán cho thương lái Việt Nam. Đa phần là lúa sóc có giá từ 4.700 - 5.000 đ/kg, thấp hơn giá lúa trong nước.

Ông Ngô Văn Lên, thương lái ở Tiền Giang thu mua lúa ở đây cho biết, các tỉnh ĐBSCL đang thu hoạch rộ nhưng mua lúa ở địa phương không lời bằng mua lúa Campuchia.

Một chuyến đi 3 - 4 ngày, ghe mua đầy lúa sóc (khoảng 25 tấn) về xay ra bán gạo đặc sản nội địa có lãi gần 10 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Nghĩa Hưng chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất Nghĩa Hưng chuyển đổi cơ cấu giống, mùa vụ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất

Những năm gần đây, huyện Nghĩa Hưng đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật gắn với tổ chức thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở cả 2 vụ. Cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất để chủ động mùa vụ, chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Mở rộng diện tích cây màu vụ đông để nâng cao thu nhập và lợi nhuận cho nông dân trên đơn vị diện tích, đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

30/06/2015
Xuất hiện sâu keo, bọ xít đen hại lúa hè thu Xuất hiện sâu keo, bọ xít đen hại lúa hè thu

Vụ hè thu, huyện Núi Thành sạ cấy 3.700ha lúa, vượt 300ha so với kế hoạch. Hiện nay, lúa đang ở giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh - cuối đẻ nhánh và sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên gần đây sâu keo phát sinh, gây hại diện rộng, mật độ từ 1 - 2 con/m2, có nơi 10 con/m2 ở hầu hết các vùng lúa.

30/06/2015
Mùa cá sặc bùn Mùa cá sặc bùn

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa mưa, để chống lũ an toàn cho vùng hạ du và điều tiết nước cho đồng bằng Bắc bộ, hồ sông Đà thủy điện Hòa Bình lại bắt đầu xả lũ. Những đàn cá trên lòng hồ vùng thượng nguồn vào mùa này buộc phải di cư vì nước rút, dẫn đến hiện tượng cá sặc bùn ở vùng trung lưu đã trở thành quy luật khi mùa lũ về...

30/06/2015
Xuất khẩu tôm Việt Nam và bối cảnh thị trường thế giới Xuất khẩu tôm Việt Nam và bối cảnh thị trường thế giới

Tháng 5/2015, XK tôm Việt Nam đạt 242,7 triệu USD, tăng 9% so với tháng 4/2015, tuy nhiên vẫn giảm 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái. XK tôm 5 tháng đầu năm đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 29,4% so với cùng kỳ năm 2014.

30/06/2015
Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh Tác nhân gây bệnh đen thân ở cá rô đồng nuôi thâm canh

Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá nước ngọt, phân bố rộng ở nhiều nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines...

30/06/2015