Lộng hành trộm cá, tôm

Người dân nói có
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại KV 4, phường Nhơn Bình nằm trong phạm vi thu hồi, giải phóng mặt bằng để xây dựng Khu C thuộc Khu Đô thị - Thương mại Bắc sông Hà Thanh. Trong thời gian chờ đơn vị chức năng triển khai dự án, người dân tận dụng các đìa nuôi thủy sản có từ trước để thả nuôi cá, tôm để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng mặt nước NTTS nơi đây thuộc diện giải tỏa nên tự ý vào đánh bắt cá.
Người dân phản ảnh, các đối tượng trộm cá chủ yếu đến từ phường Đống Đa (TP Quy Nhơn); thường đi theo nhóm khoảng 5 - 7 người, thời gian hoạt động chủ yếu từ 1 đến 3 giờ sáng. Đáng nói, các đối tượng này khá hung hăng, thường mang theo hung khí, nếu bị phát hiện thì hăm dọa, tấn công chủ đìa.
Theo ông Trần Đức Dương, Khu vực trưởng KV 4: Từ khi có thông tin Nhà nước thu hồi diện tích NTTS tại KV 4, người dân nơi đây tận dụng đìa có sẵn để thả nuôi thủy sản theo lối quảng canh (chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên). Dù người dân tận dụng diện tích mặt nước, nhưng đó vẫn là tài sản hợp pháp của họ. Việc nhiều đối tượng ngang nhiên vào đìa nuôi thủy sản tại KV 4 đánh bắt khiến người dân rất bức xúc. Thế nhưng, khi người dân phản ảnh với Công an (CA) phường Nhơn Bình thì đơn vị này tỏ ra không mấy quan tâm.
Công an bảo không
Ông Nguyễn Văn Luôn, cán bộ phường Nhơn Bình cho biết: “Giữa năm 2007, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định thu hồi đất ở và mặt nước NTTS tại KV 4 để xây dựng Khu Đô thị - Thương mại Bắc sông Hà Thanh.
Đến nay dự án chưa triển khai nên những hộ NTTS tại đây tận dụng các đìa có sẵn tiếp tục thả nuôi cá. Việc một số đối tượng ở nơi khác tự ý vào đìa của người dân địa phương đánh bắt cá là có thật; còn vụ việc cụ thể thế nào phải liên hệ với CA phường”.
Tuy nhiên, qua trao đổi, Trung tá Bùi Việt Trung - Trưởng CA phường Nhơn Bình, khẳng định rằng: “Người dân nói vậy thôi, chứ làm gì có chuyện bắt trộm tôm, cá; tôi về đây nhận nhiệm vụ đã gần nửa năm nhưng có nghe ai nói gì đâu”.
Trong khi đó, qua tìm hiểu được biết, ngày 23-3 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản giao Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn chỉ đạo CATP Quy Nhơn khẩn trương tổ chức điều tra, xử lý các đối tượng bắt trộm thủy sản như phản ánh của người dân ở KV 4 theo đúng quy định pháp luật. CA TP Quy Nhơn phối hợp với UBND các phường Nhơn Bình, Đống Đa có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và quyền lợi của các hộ dân trực tiếp canh tác, NTTS trên địa bàn phường.
Hy vọng rằng, CATP Quy Nhơn và các địa phương có liên quan sớm vào cuộc, có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng trên; nhằm đảm bảo an ninh trật tự, cũng như quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, Tết Nguyên đán vào đúng vào thời gian cao điểm để người dân xuống giống trồng cây khoai mì trong lòng hồ, nên nhiều gia đình ngay từ mùng 2 Tết đã tranh thủ ra đồng, xuống giống cho kịp thời vụ. Hiện không khí tại vùng đất bán ngập này diễn ra rất nhộn nhịp.

Sáng 27-02 tại xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất (Kiên Giang), Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) đã tổ chức hội thảo mô hình thâm canh và sản xuất hạt giống lúa lai thơm. Đây là một bước quan trọng của quá trình triển khai thực hiện Đề tài khoa học KC.06/11-15 do Thạc sĩ Dương Thành Tài – Phó Tổng Giám đốc SSC làm chủ nhiệm. Đề tài do Văn phòng các chương trình trọng điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.

Qua nắm bắt thông tin về mô hình trồng mồng tơi lấy hạt ở huyện Chợ Mới và huyện Châu Phú, ông Nguyễn Văn Mỹ là nông dân chuyên canh màu ở ấp Tân Hậu B2, xã Long An, TX Tân Châu, tỉnh An Giang đã mạnh dạn xuống giống trồng mồng tơi lấy hạt với diện tích 2.000 m2 và có ký kết hợp đồng tiêu thụ với giá thu mua hạt mồng tơi: 70.000 - 120.000đồng/kg hạt khô.

Sau một thời gian làm lụng, tích cóp, anh đã mua thêm đất để mở trang trại chăn nuôi lợn, gà và nâng diện tích trồng cây vải thiều lên 3ha. Nhưng chăn nuôi lợn, gà năm được, năm mất do dịch bệnh, chi phí thức ăn cao, lại mất nhiều công chăm sóc, trong khi trồng vải thiều thì lâm vào cảnh “được mùa, mất giá” hay “được giá, mất mùa”.

Là một trong những người đầu tiên đưa giống ổi Đài Loan về trồng trên địa bàn xã vào năm 2011. Anh Lê Văn Luông, ngụ ấp 2 – xã Vĩnh Xương cho biết: thấy nhiều hộ nông dân ở các xã lân cận trồng ổi cho thu nhập khá cao, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng và phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình, anh đã tìm mua 200 cây giống ổi Lê Đài Loan về trồng trên 3.000 m2 đất nhà.