Lộng hành trộm cá, tôm

Người dân nói có
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại KV 4, phường Nhơn Bình nằm trong phạm vi thu hồi, giải phóng mặt bằng để xây dựng Khu C thuộc Khu Đô thị - Thương mại Bắc sông Hà Thanh. Trong thời gian chờ đơn vị chức năng triển khai dự án, người dân tận dụng các đìa nuôi thủy sản có từ trước để thả nuôi cá, tôm để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng mặt nước NTTS nơi đây thuộc diện giải tỏa nên tự ý vào đánh bắt cá.
Người dân phản ảnh, các đối tượng trộm cá chủ yếu đến từ phường Đống Đa (TP Quy Nhơn); thường đi theo nhóm khoảng 5 - 7 người, thời gian hoạt động chủ yếu từ 1 đến 3 giờ sáng. Đáng nói, các đối tượng này khá hung hăng, thường mang theo hung khí, nếu bị phát hiện thì hăm dọa, tấn công chủ đìa.
Theo ông Trần Đức Dương, Khu vực trưởng KV 4: Từ khi có thông tin Nhà nước thu hồi diện tích NTTS tại KV 4, người dân nơi đây tận dụng đìa có sẵn để thả nuôi thủy sản theo lối quảng canh (chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên). Dù người dân tận dụng diện tích mặt nước, nhưng đó vẫn là tài sản hợp pháp của họ. Việc nhiều đối tượng ngang nhiên vào đìa nuôi thủy sản tại KV 4 đánh bắt khiến người dân rất bức xúc. Thế nhưng, khi người dân phản ảnh với Công an (CA) phường Nhơn Bình thì đơn vị này tỏ ra không mấy quan tâm.
Công an bảo không
Ông Nguyễn Văn Luôn, cán bộ phường Nhơn Bình cho biết: “Giữa năm 2007, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định thu hồi đất ở và mặt nước NTTS tại KV 4 để xây dựng Khu Đô thị - Thương mại Bắc sông Hà Thanh.
Đến nay dự án chưa triển khai nên những hộ NTTS tại đây tận dụng các đìa có sẵn tiếp tục thả nuôi cá. Việc một số đối tượng ở nơi khác tự ý vào đìa của người dân địa phương đánh bắt cá là có thật; còn vụ việc cụ thể thế nào phải liên hệ với CA phường”.
Tuy nhiên, qua trao đổi, Trung tá Bùi Việt Trung - Trưởng CA phường Nhơn Bình, khẳng định rằng: “Người dân nói vậy thôi, chứ làm gì có chuyện bắt trộm tôm, cá; tôi về đây nhận nhiệm vụ đã gần nửa năm nhưng có nghe ai nói gì đâu”.
Trong khi đó, qua tìm hiểu được biết, ngày 23-3 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản giao Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn chỉ đạo CATP Quy Nhơn khẩn trương tổ chức điều tra, xử lý các đối tượng bắt trộm thủy sản như phản ánh của người dân ở KV 4 theo đúng quy định pháp luật. CA TP Quy Nhơn phối hợp với UBND các phường Nhơn Bình, Đống Đa có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự và quyền lợi của các hộ dân trực tiếp canh tác, NTTS trên địa bàn phường.
Hy vọng rằng, CATP Quy Nhơn và các địa phương có liên quan sớm vào cuộc, có biện pháp ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng trên; nhằm đảm bảo an ninh trật tự, cũng như quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.

Hiện nay, tại các vùng nông thôn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho người dân chưa đạt được yêu cầu đề ra. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, trong đó khá nhiều hộ nông dân nghèo gặp khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước khi làm thủ tục xin giấy CNQSDĐ.

Theo quốc lộ 14 đi thành phố Buôn Ma thuột, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20 km chúng tôi ghé vào thôn 11 xã Nâm Njang thăm một gia đình nông dân sản xuất giỏi - anh Hoàng Quốc Hùng.