Lồng Bè Nuôi Cá Điêu Hồng

Cá rô phi được Bộ Thủy sản xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian tới. Loài cá này có năng suất cao và mau lớn, thịt ngon nên được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Sau vụ nuôi (3 - 4 tháng), bình quân mỗi lồng 25 m2 cho lãi từ 10 - 15 triệu đồng. Để giúp nông dân nuôi cá đúng kỹ thuật, hiệu quả cao, Khoa Thủy sản Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh có cách thiết kế lồng tiết kiệm và cách nuôi cá rô phi đỏ (điêu hồng).
THIẾT KẾ LỒNG, BÈ LƯỚI
Tiết kiệm vì so với bè gỗ, chi phí làm bè lưới thấp hơn rất nhiều, đầu tư lồng bè lưới (4 x 6 x 2,5 m) chỉ từ 5 - 10 triệu đồng thay vì lồng bè gỗ lên đến 15 - 25 triệu đồng với kích thước như nhau. Ngoài ra, Khoa Thủy sản cũng kết luận rằng, nuôi cá trong lồng bè lưới cá tăng trưởng nhanh hơn và dễ thu hoạch hơn so với lồng bè gỗ. Cách thiết kế lồng bè lưới như sau:
Sử dụng lưới PE với mắc lưới 1 - 2 cm (giá 55.000 đ/kg), thời gian sử dụng 2 - 3 năm. Vật liệu làm khung bè có nhiều (sắt, nhôm, inox, ống kẽm, gỗ...). Tuy nhiên qua thực nghiệm cho thấy sử dụng sắt hiệu quả, giá thấp và sức chịu tốt hơn nhôm. Sắt có mạ lớp chống sét, bè nuôi nên sử dụng sắt f 27 - 32 (thời gian sử dụng 3 - 5 năm). Phần phao nổi nên sử dụng thùng phuy sắt hoặc nhựa (đường kính 60 cm, dài 90 cm).
Thiết kế bè nuôi tùy vào quy mô, thông thường bè được thiết kế dạng hình chữ nhật, kích thước 4 x 6 x 2,5 m. Khung lồng làm bằng sắt ống, kết phao nổi và bọc lưới ni-long. Lồng cho nổi trên mặt nước tối thiểu là 0,3 m tránh cá nhảy khỏi lồng. Nên đặt lồng nơi nước chảy nhẹ của dòng sông, tránh dòng nước xoáy, tàu thuyền qua lại nhiều, tránh dòng nước thải. Đáy lồng cách đáy sông tối thiểu 0,5 m.
CÁCH NUÔI
Mật độ nuôi tối đa là 100 con/m3 nước. Chọn cá giống có kích cỡ 20 - 30 con/kg, cá khỏe, đều cỡ và màu sắc đẹp. Thức ăn được tính theo trọng lượng cá nuôi, từ 2 - 5 kg cho 100 kg cá. Cho cá ăn nhiều lần trong ngày (3 - 4 lần). Thức ăn có thể tự chế như cám gạo, bột cá, cá tạp... Tuy nhiên theo khuyến cáo, tốt nhất cho cá ăn thức ăn công nghiệp đỡ tốn chi phí phát sinh và bổ sung chất cần thiết cho cá phát triển. Theo dõi lượng thức ăn và hoạt động của cá. Chú ý phòng bệnh cho cá điêu hồng:
Bệnh ký sinh, do ký sinh trùng và nấm gây ra, cá biểu hiện ngứa, hay nhảy phóng bất chợt, bơi lờ đờ... Khi cá bệnh ký sinh, dùng CuSO4, 25 g/m3 nước, tắm cá 10 - 15 phút. Hoặc dùng formol, 0,15 - 0,20 lít/m3 nước, tắm cá trong vòng 30 - 40 phút.
Cá hay bị bệnh đốm đỏ, bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa (cá tra, cá trê cũng hay bị bệnh này). Cá mắc bệnh bỏ ăn, thân mất nhớt, trên thân và mang có nhiều đốm màu đỏ và lở loét, sau cùng là chết hàng loạt. Khi cá bệnh đốm đỏ, cần sử dụng kháng sinh oxytetracycline 20 - 25 g/m3, tắm trong vòng 60 phút hoặc trộn 20 - 25 g/100 kg thức ăn. Có thể dùng tetracycline, 20 - 25 g/m3, tắm trong 60 phút hoặc trộn 100 mg thuốc/1 kg thức ăn. Hay sử dụng rifamycine 10 - 29 g/m3, tắm 60 phút. Khi cá đạt 0,4 - 1 kg/con thu hoạch đồng loạt để chuẩn bị nuôi vụ kế tiếp.
Có thể bạn quan tâm

Cá rô phi có thể sinh trưởng và phát triển ở nước có độ mặn tới 25 - 32 phần nghìn, song độ mặn thích hợp nhất cho cá rô phi phát triển là 5 - 10 phần nghìn. Do vậy việc nuôi cá rô phi nước lợ, nhất là nuôi gối vụ (1 vụ tôm sú + 1 vụ cá rô phi) đang phát triển mạnh.

Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1-2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc … số lượng từ 300-500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò …) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300-500 kg/ha

Cá rô phi hiện đang được nuôi rộng rãi trên thế giới. Ngoài mục đích cải thiện dinh dưỡng cho người dân nghèo, nuôi cá rô phi còn tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Thị trường cá rô phi trên thế giới tăng nhanh trong 2 thập kỉ qua, đặc biệt ở thị trường Mỹ. Thị trường nhập khẩu cá rô phi trên thế giới năm 1992 mới đạt 2.500 tấn, đến năm 1999 đã là 100.000 tấn. Trong vòng 5 năm qua, nhu cầu nhập khẩu cá rô phi tăng 38%/năm. Ðứng đầu các nước nhập khẩu cá rô phi là Mỹ, tiếp sau là Nhật, một số nước châu Âu. Năm 1992, Mỹ nhập 3.400 tấn, năm 2000 nhập 40.000 tấn. Năm 2001, ước tính nhập 70.000 75.000 tấn, trị giá 106 108 triệu USD.

Việc bắt cá rô phi mẹ ra khỏi ao cho đẻ gây ảnh hưởng đến cá bột trong ao. Bắt cá bột ra khỏi ao để lựa cá bố mẹ trong ao sẽ không thể thu được triệt để cá bột

Nguồn nước cấp cho ao phải chủ động, chất nước không nhiễm bẩn, không có chất độc, hàm lượng ôxy hòa tan 3mg/l, pH : 6,5 8. Bờ ao phải chắc chắn, không cớm rợp, không bị rò rỉ, đáy ao nghiêng về cống thoát một góc 3-5o.