Long An xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGap

Còn khá đông người nuôi chưa thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi phù hợp, đa phần hộ nuôi chưa đầu tư xây dựng ao lắng, việc sử dụng thuốc thú y thủy sản còn thiếu kiểm soát nên chưa đảm bảo sản phẩm tôm đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhằm giúp người dân nuôi tôm nâng cao trình độ sản xuất, nắm vững cao biện pháp phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Long An xây dựng 5 mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng áp dụng quy trình VietGAP tại xã Phước Vĩnh Tây (3 điểm) và xã Phước Lại (2 điểm) huyện Cần Giuộc.
Yêu cầu cụ thể của mô hình là ứng dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ thâm canh theo quy trình VietGAqP; trong đó, các chỉ tiêu chính cần thực hiện bao gồm: mật độ thả nuôi 80 con/m2, hệ số thức ăn 1.3, cỡ tôm thu hoạch khoảng 30 con/kg, đạt năng suất tối thiểu 10 tấn/ha. Thông qua xây dựng mô hình trình diễn, Trung tâm tổ chức các cuộc hội thảo, tham quan để giới thiệu mô hình rộng rãi đến các hộ nuôi tôm khác được biết và áp dụng. Điểm mới trong mô hình lần này là các mô hình áp dụng phải đạt tối thiểu 80% theo bộ tiêu chí VietGAqP và có ít nhất 1 hộ đạt đầy đủ tiêu chuẩn được cấp giấy chứng nhận VietGAqP.
Ứng dụng quy phạm thực hành nuôi tôm tốt là định hướng phát triển cần thiết nhằm nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng tôm, hạn chế sử dụng thuốc và hóa chất, giúp cho bà con nông dân nuôi tôm ổn định đầu ra cho sản phẩm tôm nuôi của mình đồng thời tạo nguồn sản phẩm tôm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu của thị trường tiêu thụ thực phẩm tươi, chế biến và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Bồ câu là một trong những vật nuôi thường được "nuôi chơi", nuôi vài ba cặp cho vui, nhưng với gia đình anh Đặng Văn Cẩn, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội (Đức Trọng - Lâm Đồng), chim bồ câu thực sự đã trở thành vật nuôi giúp anh chị làm giàu. Thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, nhờ nuôi chim bồ câu, anh chị đang trên đường trở thành triệu phú.

Thời gian qua ở Quảng Ninh nhiều giống thuỷ, hải sản giá trị cao được đưa vào nuôi trồng như: Tu hài, cua bể, cá cháp, cá vược… đã mở ra những hướng phát triển hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, làm giàu cho bà con. Cũng giống như nghề nuôi trồng các giống thuỷ hải sản ở những địa phương khác trong tỉnh, nghề nuôi tôm hùm đang là một nghề mới, mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế ở Hải Hà.

Đó là chủ đề của Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 8, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp cùng UBND tỉnh Trà Vinh tổ chức tại TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh vào sáng 17-8. Diễn đàn thu hút khoảng 400 đại biểu là nhà khoa học đến từ viện, trường; các nhà quản lý; nông dân nuôi cá ĐBSCL, doanh nghiệp chế biến cá tra, sản xuất thức ăn thủy sản.

Nhu cầu thả nuôi tăng cao, trong khi đó nguồn con giống đang khan hiếm đã kéo giá tôm càng xanh giống liên tục tăng cao kể từ đầu vụ đến nay.

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.