Lợn Miền Bắc Xuất Ngược Vào Nam

Phía Trung Quốc ngưng nhập hàng khiến một lượng lợn từ miền Bắc được chuyển vào Nam.
Khoảng hai tuần trở lại đây, giá thịt lợn ở một số chợ tại TP HCM đã tăng khoảng 5.000 đồng một kg tùy loại. Các hộ chăn nuôi, ban quản lý chợ cho biết nhờ nguồn lợn từ miền Bắc chuyển vào Nam nên đã kìm được giá, nếu không giá sẽ còn cao hơn.
Chủ một cơ sở chăn nuôi chuyên giết mổ cho biết, hiện giá lợn miền Bắc thấp hơn lợn hơi miền Nam khoảng 4.000-7.000 đồng một kg, bao gồm tính cả phí vận chuyển, các dịch vụ phát sinh... Còn theo đại diện chợ đầu mối Hóc Môn, khoảng một tháng nay lượng lợn từ miền Bắc nhập chợ chiếm 40% tổng lượng (tổng lượng lợn nhập chợ 3.400 con một đêm).
Theo ông Nguyễn Đăng Phú, Phó giám đốc chợ đầu mối Bình Điền, 7-8 năm qua đây là lần đầu tiên lợn từ miền Bắc xuất ngược vào thành phố. Nguyên nhân là do Trung Quốc ngưng nhập hàng nên lượng lợn trên được chuyển vào, nhờ vậy giá lợn tại TP HCM mới ổn định. Bởi khi dịch cúm gia cầm xảy ra, người tiêu dùng đã chuyển sang dùng thịt lợn nhiều hơn trong khi nguồn cung bị sụt giảm.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, trước đây giá lợn miền Bắc và miền Nam tương đương nhau nhưng thời gian gần đây giá lợn ở miền Nam tăng lên do nhu cầu tiêu dùng tăng.
Theo ông Công, nếu không có dịch cúm gia cầm mà nguồn lợn từ miền Bắc chuyển vào giá rẻ như vậy thì những người chăn nuôi sẽ gặp khó. Ông cũng phân vân không biết nguồn lợn này từ đâu mà có giá rẻ như vậy và liệu có cung cấp được cho thị trường lâu dài không. Bởi điều này ảnh hưởng đến việc các hộ sẽ phải tính toán có tiếp tục chăn nuôi nữa khi giá chênh lệch như vậy.
Chủ một cơ sở chăn nuôi, giết mổ ở Đồng Nai cho biết, khi mổ một tạ lợn hơi miền Bắc lượng thịt chỉ được khoảng 71-72 kg trong khi lợn miền Nam đạt 77-78 kg thịt. Ngoài ra, khi mua về pha lóc, tiểu thương sẽ biết vì thịt lợn miền Nam đỏ đẹp, chắc hơn. Dù vậy người tiêu dùng sẽ rất khó phân biệt được.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, mục tiêu phát triển nuôi, chế biến cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp và thân thiện với môi trường. Sản phẩm cá tra nhằm phục vụ XK và tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Philippines tổ chức hội nghị với sự tham gia của 500 DN trong ngành cá ngừ trong tuần này, nhằm thực hiện các hoạt động XK cạnh tranh hơn trên toàn thế giới.

Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), trong tháng 7, Mỹ NK 14.327 tấn cá philê đông lạnh, nâng tổng lượng cá philê đông lạnh NK trong 7 tháng đầu năm lên 86.766 tấn. Như vậy NK đã tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Phần lớn (gần 90%) philê đông lạnh NK của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.

Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định DN chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng DN tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.