Lợi Nhuận Khá Nhờ Giống Lúa Chịu Mặn Phục Tráng

Niềm vui đến với người dân ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà mau) khi được Trung tâm Giống nông nghiệp kết hợp với Phòng NN&PTNT huyện U Minh triển khai sản xuất lúa mùa chịu mặn Một bụi đỏ CM phục tráng cho thu nhập đạt 15 triệu đồng/ha.
Trong những năm vừa qua, tại vùng sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, đa số nông dân trồng những giống lúa tương đối thích nghi trong điều kiện sản xuất của địa phương như: Một bụi đỏ, Tép hành, Trắng tròn, Trắng phiếu… Tuy nhiên, hiện nay các giống lúa này đã có những biểu hiện thoái hoá như: lẫn tạp, năng suất thấp, chất lượng gạo kém, nhiễm sâu bệnh… Từ đó hiệu quả không cao, làm cho sản xuất tôm - lúa khó duy trì và phát triển ổn định ở một số địa phương.
Ðể nâng cao hiệu quả, chất lượng cho sản xuất lúa trên đất nuôi tôm thành công, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh được Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Cà Mau phê duyệt Dự án “Ứng dụng khoa học - công nghệ xây dựng mô hình sản xuất và phát triển giống lúa mùa địa phương phục vụ cho vùng sản xuất lúa mùa và lúa - tôm của tỉnh”.
Dự án được triển khai trong 2 năm (tháng 4/2013 - 4/2015), là bước ngoặt quan trọng đối với người dân sản xuất lúa mùa, lúa - tôm trong tỉnh. Theo đó, năng suất lúa trên đất nuôi tôm trong nhiều năm qua chỉ đủ ăn và lấy được vốn thì giờ đây thu nhập mỗi héc-ta khoảng 15 triệu đồng, là sự thành công vượt trội đối với nông dân trong ấp 10, xã Khánh An.
Theo nhận định của người dân nơi đây, giống Một bụi của địa phương hằng năm chỉ đạt 3 tấn/ha, nhưng khi được Trung tâm Giống nông nghiệp hỗ trợ giống lúa phục tráng Một bụi đỏ CM, năng suất tăng gần gấp đôi. Niềm vui nhân đôi khi được trung tâm tập huấn kỹ thuật, quy trình sản xuất và được thu mua với giá 5.500 đồng/kg, cao hơn giá lúa thị trường 700 đồng/kg.
Anh Nguyễn Hoàng Hớn, 1 trong 45 hộ thực hiện dự án, phấn khởi: “Giống lúa này có được 2 ưu điểm là lúa chống được sâu bệnh, không tốn tiền mua thuốc trừ sâu và thân cứng, chống được đổ ngã. Anh em ấp khác đến thấy lúa đạt năng suất cao cũng mừng lây và khẳng định sẽ sử dụng giống lúa này”.
Cũng sử dụng nguồn giống Một bụi đỏ CM mua từ Trung tâm Giống, nông dân Trần Văn Phú, ấp An Phú, xã Khánh An, nhận định và so sánh: “Qua 10 năm sản xuất lúa trên đất nuôi tôm, đây là lần đầu tiên sản xuất lúa Một bụi đỏ cho năng suất cao nhất. Tôi nhận thấy giống lúa này rất thích hợp trên đất lúa - tôm, không bón phân, thuốc và không sâu bệnh nhưng lúa vẫn phát triển tốt”.
Phó Chủ tịch UBND xã Khánh An Ngô Thanh Phong nhận định: “Năm qua, xã là vùng có độ mặn, nhiễm phèn cao và chịu tác động của thời tiết, nhưng năng suất lúa vẫn đạt cao nhất trong nhiều năm qua. Với lợi nhuận bình quân 15 triệu đồng/ha thì đây là cơ sở để xã tiếp tục chỉ đạo các ấp nhân rộng cho toàn cánh đồng lúa - tôm trên 2.000 ha, từng bước nâng cao thu nhập cho bà con nông dân”./.
“Năm 2014, mô hình sản xuất giống lúa mùa phục tráng cấp xác nhận được thực hiện khoảng 500 ha trên địa bàn 14 xã thuộc các huyện: Cái Nước (30 ha), Thới Bình (130 ha), Trần Văn Thời (140 ha) và U Minh (200 ha), năng suất bình quân 5 tấn/ha, lợi nhuận 15 triệu đồng/ha”.
Có thể bạn quan tâm

Tình hình nuôi ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống được giữ vững. Năm 2014, tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5 ha.

Anh Nguyễn Văn Mỹ, ở xã Hòa Tâm (huyện Đông Hòa) hiện có 12 hồ nuôi tôm thẻ chân trắng. Sau khi thu hoạch tôm, đến mùa mưa anh nuôi tiếp vụ cua, năm nay anh thu gần 900 triệu đồng.

UBND tỉnh Vĩnh Long đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH De Heus– Hà Lan thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trại thực nghiệm thủy sản và thành lập chi nhánh R&D (Research & Development) Công ty TNHH De Heus tại ấp An Hương 1, xã Mỹ An (Mang Thít), với tổng vốn đầu tư 62 tỷ đồng, tương đương 3 triệu USD.

Những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh ta, nhất là các huyện vùng cao thường có gió lạnh, sương mù kèm nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng đàn vật nuôi, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không được chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống đói rét tốt sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.

Là một người ham tìm tòi, học hỏi những mô hình kinh tế hiệu quả để về áp dụng vào kinh tế gia đình, năm 2010, trong một lần tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, anh Tiển nhận thấy mô hình nuôi bồ câu Mỹ dễ áp dụng bởi không cần nhiều vốn đầu tư cũng như ít công chăm sóc mà lợi nhuận cao, nên anh quyết định áp dụng.