Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Nhuận Của Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Đạt Cao

Lợi Nhuận Của Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Đạt Cao
Ngày đăng: 23/05/2014

Bình quân mỗi ha ruộng trong mô hình có lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình trên 3,1 triệu đồng/ha.

Tổng kết mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2013- 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, bình quân mỗi ha ruộng trong mô hình, nông dân có lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình trên 3,1 triệu đồng/ha.

Vụ Đông Xuân năm 2013- 2014, toàn tỉnh Tây Ninh có 1.398 hộ nông dân của 12 xã thuộc 5 huyện (Bến Cầu, Gò Dầu, Châu Thành, Hòa Thành và Trảng Bàng) tham gia mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn.

Đồng hành cùng với nông dân còn có sự tham gia của của các công ty: Phân bón Bình Điền, Bảo vệ thực vật An Giang, Syngenta Việt Nam, công ty Khử trùng Việt Nam, Nông dược H.A.I và công ty Nông Phát.

Về giống lúa, trong vụ Đông Xuân 2013- 2014, nông dân gieo sạ nhiều nhất là giống OM 6976, OM 5451 và IR 50404. Đa số nông dân cũng còn áp dụng biện pháp sạ lan, sạ thưa, với mật độ gieo sạ từ 100 kg đến 120 kg/ha. Chỉ có một số ít nông dân áp dụng sạ hàng, với mật độ gieo sạ từ 80 kg đến 100 kg/ha.

Về phân bón, nông dân trong mô hình sử dụng phân bón chuyên dùng do Công ty phân bón Bình Điền cung cấp với 2 loại phân NPK. Về chi phí sản suất, tổng chi phí sản xuất ruộng trong mô hình là 15,769 triệu đồng/ha, còn ngoài mô hình là 17,310 triệu đồng/ha.

Mặc dù chi phí đầu tư thấp hơn, nhưng năng suất lúa trong mô hình vẫn đạt cao hơn ngoài mô hình, bình quân ruộng trong mô hình đạt 7.755 kg/ha, còn ngoài mô hình là 7.387 kg/ha. Nhờ vậy mà lợi nhuận của nông dân trong mô hình được 18,965 triệu đồng/ha (tính giá bán lúa là 4.449 đồng/kg), còn nông dân ngoài mô hình 15,775 triệu đồng/ha.

Được biết, dự kiến vụ lúa Hè Thu năm 2014, toàn tỉnh thực hiện mô hình liên kết 4 nhà trên 3.142,8 ha tại 15 xã thuộc 6 huyện trồng lúa trọng điểm của tỉnh. Trong đó có huyện mới thực hiện là Dương Minh Châu, với 275,2 ha trên địa bàn 2 xã Truông Mít (175,2 ha) và Chà Là (100 ha).


Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Cá Sấu Ở Bạc Liêu Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Cá Sấu Ở Bạc Liêu

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo lại đông con, nên từ lúc 15 tuổi ông Mai phải bươm chải để giúp gia đình lo cho các em bằng nghề chạy đò mướn. Nhờ việc chạy đò khấm khá, ông tích cóp dần sắm thêm thùng tuốt lúa, máy cày nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con địa phương.

19/03/2014
Giúp Nông Dân Giữ Nghề Truyền Thống Giúp Nông Dân Giữ Nghề Truyền Thống

Nghề làm nhang (hương) tại xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh) đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng trước đây do người dân chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công nên năng suất thấp, cuộc sống người làm nhang cũng vì thế mà không ổn định.

22/02/2014
Nông Dân Tỉnh Cà Mau Phấn Khởi Được Mùa Cá Đồng Nông Dân Tỉnh Cà Mau Phấn Khởi Được Mùa Cá Đồng

Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau cho biết người dân trong huyện rất phấn khởi vì trúng mùa cá đồng, kèm theo đó là giá cá đồng cũng tăng mạnh.

19/03/2014
Hội Thảo Bàn Giải Pháp Nâng Cao Tỷ Lệ Sống Trong Ương Cá Tra Hội Thảo Bàn Giải Pháp Nâng Cao Tỷ Lệ Sống Trong Ương Cá Tra

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2011, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã tổ chức buổi hội thảo “Bàn giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong ương giống cá tra”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, Chi cục Thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và các doanh nghiệp.

19/03/2014
Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng

Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.

22/02/2014