Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Lớn Từ Liên Kết Sản Xuất Cá Tra

Lợi Lớn Từ Liên Kết Sản Xuất Cá Tra
Ngày đăng: 20/01/2015

Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.
Ông Tâm kể, sau vài năm thả nuôi, cũng như nhiều nông dân nuôi cá tra khác, năm 2004 ông lỗ gần 200 triệu đồng vì khó khăn chung của thị trường xuất khẩu. Lúc này, ông Tâm tưởng đã không gượng dậy nổi vì gia đình có ít vốn. Qua tìm hiểu từ ngành chức năng địa phương và phương tiện thông tin đại chúng, ông Tâm hiểu ra, để có lời trong nuôi cá tra thì trước hết phải giảm được chi phí trong quá trình nuôi và cải tiến kỹ thuật nuôi. Ngoài ra, phải chủ động được con giống, vật tư đầu vào và đầu ra sản phẩm.
Vì vậy, ông Tâm đã chủ động tìm doanh nghiệp để liên kết, hợp tác. Đến năm 2008, ông đã ký hợp đồng được với Công ty cổ phần Thủy sản Hùng Vương. Theo đó, phía công ty sẽ cung cấp thức ăn và khoán chi phí (nuôi cá giống, thuốc trị bệnh, công nuôi...). Còn phía ông thì đổi mới kỹ thuật nuôi, tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó hưởng giá trị trên sản lượng cùng phần chi phí tiết kiệm được trong quá trình nuôi.
Nhờ sự hỗ trợ từ phía Công ty Thủy sản Hùng Vương và sự quyết tâm của bản thân, cá tra ông Tâm nuôi luôn phát triển tốt. “Tôi đã liên tục thắng lợi và thu lời qua các vụ nuôi, đời sống ngày càng khá giả. Hiện tôi có đến 15 ao cá tra, sản lượng ước đạt 4.000 - 5.000 tấn/năm. Sau khi trừ chi phí, tôi có thể lãi từ 5 - 6 tỷ đồng. Mô hình liên kết này giúp tôi việc tiêu thụ cá tra dễ dàng, không có chuyện ép giá” - ông Tâm khoe.
Ông Tâm còn chủ động tìm đến Công ty Thủy sản Hùng Vương để nhận làm thêm dịch vụ vận chuyển thức ăn thủy sản. Hiện ông có 12 ghe (mỗi chiếc có trọng tải từ 100 - 150 tấn), mỗi tháng ông vận chuyển khoảng 7.000 tấn thức ăn cho khắp các địa phương lân cận, sau khi trừ chi phí, ông lãi hơn 150 triệu đồng.
Ông Tâm cho biết, ngoài diện tích nuôi cá tra, ông còn mua thêm 8ha đất vườn để trồng nhãn, xoài, cam… cho lợi nhuận trên 500 triệu đồng/năm.
Ông Hà Tấn Tâm đã nhiều lần được UBND TP.Cần Thơ và quận Ô Môn khen thưởng. Từ 2008 - 2014, ông được công nhận “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư”.


Có thể bạn quan tâm

Quy Định Mới Về Xuất Khẩu Sang Các Thị Trường Hồi Giáo Quy Định Mới Về Xuất Khẩu Sang Các Thị Trường Hồi Giáo

Trong tháng 6/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) liên tiếp gửi hai công điện về nước đề cập đến quy định mới của Bộ Môi trường và Nước UAE. Đó là từ ngày 01/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi XK sang UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó”.

08/10/2014
Bình Thuận Thêm Một Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân Bình Thuận Thêm Một Hướng Làm Giàu Cho Nông Dân

Ông Hồ Văn Nhung vốn là cựu thanh niên xung phong của Nông trường quốc doanh La Ngà. Năm 1983, xuất ngũ về quê nhà ở khu phố 5, phường Đức Long, Phan Thiết, Bình Thuận. Thời điểm đó, cuộc sống gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn.

08/10/2014
Toàn Tỉnh Lào Cai Có 39.000 Hộ Chăn Nuôi Chủ Động Nguồn Thức Ăn Cho Gia Súc Trong Mùa Đông Toàn Tỉnh Lào Cai Có 39.000 Hộ Chăn Nuôi Chủ Động Nguồn Thức Ăn Cho Gia Súc Trong Mùa Đông

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mùa đông 2014 - 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 39.000/65.000 hộ chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho khoảng 110.000 gia súc, chủ yếu là dự trữ nguồn thức ăn thô và thức ăn tinh.

08/10/2014
Một Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Ở Bình Định Đạt Hiệu Quả Một Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Ở Bình Định Đạt Hiệu Quả

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.

08/10/2014
Vịt Giảm Giá Từ 23 – 24 Nghìn Đồng/kg Vịt Giảm Giá Từ 23 – 24 Nghìn Đồng/kg

Theo một số hộ nuôi vịt trên địa bàn huyện Thống Nhất (Đồng Nai), hiện nay giá vịt đang được các thương lái thu mua ở mức từ 36 – 37 nghìn đồng/kg, giảm từ 23 – 24 nghìn đồng/kg so với cách đây một tháng. Với giá vịt như hiện nay, người chăn nuôi chỉ huề vốn chứ không có lời.

08/10/2014