Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lợi Ích Kép Từ Chăn Nuôi An Toàn Sinh Học

Lợi Ích Kép Từ Chăn Nuôi An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 16/01/2015

Dù mới được triển khai chưa lâu, song mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đã và đang phát triển mạnh tại ngoại thành.

Phương pháp chăn nuôi này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ổn định mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả về kinh tế
Bắt tay làm kinh tế trang trại chăn nuôi từ năm 2005, trăn trở lớn nhất của anh Nguyễn Văn Hưng, thôn Nội Thôn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, tháng 4/2014, anh Hưng thí điểm chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học với quy mô 20 con. Điều làm anh Hưng phấn khởi nhất là thức ăn sinh học không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mà còn giảm mùi hôi thối. Nhờ đó, lợn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, khi xuất chuồng lứa đầu tiên đã cho thu lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng/con.
"Với hiệu quả của mô hình thí điểm, hiện nay tôi đã mở rộng quy mô chăn nuôi bằng thức ăn sinh học lên hơn 100 con lợn" - anh Hưng cho biết.
Ngoài anh Hưng, hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi và các HTX đã và đang triển khai chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Trong đó, các mô hình lớn như HTX Chăn nuôi Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) quy mô 500 con/lứa, năng lực sản xuất 100 tấn thịt/năm.
Trang trại Bảo Châu Farm (xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn) có quy mô nuôi lợn thịt 800 con, gà đẻ trứng 1.500 con. Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, năm 2014 Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học cho 35 hộ tại các huyện Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì... với quy mô 30 con/hộ.
Ông Hà Tiến Nghi - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, lợn nuôi theo phương thức sinh học khoảng 6 tháng cho xuất chuồng, khả năng tăng trọng đạt 630 - 720g/con/ngày. Sau khi trừ chi phí, mỗi con lợn cho thu lãi 800.000 - 1.000.000 đồng.
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, chăn nuôi bằng phương thức sinh học còn giảm 90% mùi hôi thối trong chuồng so với chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp và giảm 50% chi phí thuốc thú y. "Qua phân tích chất lượng, sản phẩm thịt lợn từ các hộ chăn nuôi bằng thức ăn sinh học đều đạt chỉ tiêu cho phép, không có vi khuẩn samonella, không tồn dư kháng sinh và kim loại nặng" - ông Nghi cho biết thêm.
Hình thành các chuỗi liên kết
Hiện nay, với sự kết nối của Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội, bước đầu sản phẩm đầu ra của các hộ chăn nuôi theo hướng sinh học đã được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ. Giá bán thịt hơi xuất chuồng ở mức 52.000 đồng/kg và ổn định trong vòng một năm.
Do vậy, hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi được đảm bảo ổn định, không phải lo về giá thị trường xuống thấp, không bị tư thương ép giá và giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm an toàn, có nguồn gốc. Bà Khuất Thị Lan Hương - Chủ tịch HĐQT Công ty Yummyvn chia sẻ, có thời điểm tìm nguồn hàng thực phẩm chất lượng rất khó khăn.
Do đó, việc liên kết giữa các hộ sản xuất với DN phân phối, tiêu thụ có vai trò rất quan trọng để đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia. Sắp tới, Công ty Yummyvn đưa thịt lợn an toàn sinh học vào hệ thống trường học, cơ quan và cả bán hàng online.
Ngoài Yummyvn, một số DN khác cũng tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi sinh học. Tuy nhiên, hạn chế của phương thức sản xuất này là thời gian nuôi dài, giá thành sản phẩm cao và chưa chủ động được nguồn thức ăn.
Bên cạnh đó, hệ thống các cơ sở giết mổ đạt chuẩn còn ít nên không đáp ứng được yêu cầu trong khâu giết mổ, sơ chế. Chính vì vậy, ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị Trung tâm Phát triển chăn nuôi tiếp tục phối hợp với các phòng chuyên môn và Phòng Kinh tế các huyện, thị xã tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân về phương pháp chăn nuôi sinh học.
Đồng thời làm cầu nối liên kết giữa các nhà khoa học, DN với nông dân, trong đó xây dựng tiêu chí trách nhiệm rõ ràng giữa các bên tham gia. Đặc biệt, tham mưu Sở NN&PTNT trình TP chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi sinh học, đặc biệt là giống, đào tạo cán bộ, giết mổ...


Có thể bạn quan tâm

Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng Chi Bồi Thường Bảo Hiểm Nông Nghiệp Trên 45,5 Tỉ Đồng

Theo Ban chỉ đạo bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, tính đến đầu tháng 6-2013, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi trên 45,5 tỉ đồng để bồi thường thiệt hại cho gần 70 ao nuôi thủy sản tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN); trong đó có 40 ao nuôi cá tra diện tích 11,08 ha bị thiệt hại, với số tiền bồi thường 44,85 tỉ đồng; khoảng 30 ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng số tiền bồi thường trên 900 triệu đồng...

24/06/2013
Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Vọp Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đó là mô hình của hộ Nguyễn Văn Mừng (ấp La Ghi, xã Long Vĩnh - Duyên Hải - Trà Vinh). Gia đình có 1 ha đất nuôi tôm, trong đó có 2 công đất là bãi bồi. Hiện ông khai thác 2 công đất vốn không hiệu quả kinh tế này để nuôi vọp.

24/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa) Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Lợn Móng Cái Sinh Sản Tại Xã Quang Hiến (Thanh Hóa)

Thực hiện Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, huyện Lang Chánh đã chỉ đạo trạm khuyến nông huyện triển khai mô hình chăn nuôi lợn Móng Cái sinh sản cho 50 hộ gia đình tại xã Quang Hiến (Thanh Hóa).

24/06/2013
Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Chẽm Hiệu Quả Từ Nuôi Cá Chẽm

Phá thế độc canh con tôm, tận dụng diện tích ao nuôi quanh nhà, nhiều hộ dân trong tỉnh Cà Mau có thêm nguồn thu nhập từ mô hình nuôi cá chẽm. Thức ăn chế biến từ cá chẽm được ưu chuộng tại các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh; vì thế cá chẽm có giá trị cao về kinh tế.

07/12/2012
Tỷ Phú Trên “Đất Khách” Tỷ Phú Trên “Đất Khách”

Cà Mau là vùng đất phì nhiêu, trù phú, song cũng lắm phần khắc nghiệt. Nếu không đủ ý chí có lẽ đây chẳng phải là miền đất hứa cho những ai có mộng làm giàu. Nhưng giờ đây Cà Mau đang thay da đổi thịt từng ngày, trở thành một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.

24/06/2013