Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lời giải nào cho phát triển cây sắn bền vững tại Dak Lak?

Lời giải nào cho phát triển cây sắn bền vững tại Dak Lak?
Ngày đăng: 19/05/2015

Phá vỡ quy hoạch

Tây Nguyên là vùng trọng điểm sản xuất sắn, với diện tích khoảng 150.000 ha, chiếm trên 27% tổng diện tích sắn cả nước. Hầu hết các tỉnh Tây Nguyên đều có diện tích sắn trồng vượt quy hoạch, trong đó có Dak Lak, năm 2003 toàn tỉnh chỉ có 9.007 ha nhưng đến năm 2014, diện tích sắn của tỉnh đã lên đến trên 30.000 ha, sản lượng trên 588.000 tấn trong khi quy hoạch chỉ có 15.000 ha.

Thực tế cho thấy, sắn là loại cây dễ trồng, chi phí đầu tư thấp hơn so với các cây trồng khác và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân vùng khó khăn, nhất là trong vài năm trở lại đây, củ sắn được thu mua với giá khá cao, tương đối ổn định. Chính vì vậy mà người dân trồng ồ ạt, thiếu sự kiểm soát và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên đất. Đơn cử như ở huyện Ea Súp, quy hoạch cho cây sắn chỉ 1.500 ha, nhưng năm nào cũng được trồng trên 3.000 ha. Hay ở huyện Ea Kar, nếu năm 2010 diện tích sắn chỉ có 4.300 ha thì đến năm 2014 đã tăng lên gần 5.400 ha.

Theo Phòng NN-PTNT huyện, hằng năm Ea Kar chỉ duy trì tối đa khoảng 4.000 ha tại các vùng đất thiếu nước, chất đất xấu…, nhưng do hiệu quả kinh tế của cây sắn khá cao nên người dân đã đổ xô trồng loại cây này, khiến quy hoạch cơ cấu cây trồng của huyện bị phá vỡ, nhiều diện tích hoa màu bị thu hẹp, nhường chỗ cho cây sắn. Điều đáng nói là trong quá trình sản xuất, người dân chỉ tập trung khai thác triệt để nguồn dinh dưỡng trong đất mà không chú trọng đến chế độ đầu tư thâm canh cũng như áp dụng các biện pháp luân, xen canh, cải tạo đất, dẫn đến suy thoái đất. Nghiêm trọng hơn, nhiều hộ gia đình ở các huyện Krông Bông, Ea Súp còn chặt phá rừng lấy đất trồng sắn.

Theo ông Trịnh Tiến Bộ, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT), tuy không thể phủ nhận những đóng góp của cây sắn trong việc xoá đói giảm nghèo cho người dân ở vùng khó khăn, điều kiện đất đai không tốt, nhưng nếu không có kế hoạch phát triển phù hợp thì loại cây trồng này sẽ nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất, nguy cơ sa mạc hoá, mất cân bằng sinh thái sẽ xảy ra trong những năm tới trên những diện tích trồng sắn là điều khó tránh khỏi.

Siết chặt công tác quản lý quy hoạch

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang kết thúc đợt thu hoạch sắn vụ hè thu 2014, theo họ thì giá sắn năm nay thấp hơn năm trước, bình quân giá sắn tươi từ 1.300 – 1.700 đồng/kg; sắn khô từ 4.500 – 4.700 đồng/kg. Cán bộ nông nghiệp tại một số huyện trồng sắn cho hay, với giá này, sau khi trừ hết chi phí, người dân còn lãi khoảng 15-17 triệu đồng/ha. Việc phát triển cây sắn hiện nay không chỉ đơn thuần là cây lương thực mà đã trở thành cây nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Nông dân cũng đã dần thay thế các giống sắn cũ bằng các giống sắn công nghiệp mới cho năng suất cao, nhưng không ăn được, chỉ làm nguyên liệu cho chế biến tinh bột, etanol, y tế… Chính vì vậy, phát triển bền vững cây sắn cần được quan tâm đúng mức.

Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, việc cần làm ngay lúc này là phải quản lý được vùng nguyên liệu, Bộ NN-PTNT cần đưa ra quy hoạch cứng cho những vùng trồng sắn để các tỉnh bám theo. Trong đó, phải chú ý chất lượng giống và kỹ thuật thâm canh, làm sao để diện tích sắn không cần tăng mà công suất các nhà máy, sản lượng xuất khẩu vẫn tăng, bởi năng suất giống sắn khi đó tăng 1,5 – 2 lần. Đơn cử, tại các xã Cư Pui, Hòa Phong, Cư Kty (huyện Krông Bông), Ea Tyh, Ea Sô, Ea Sar, Cư Elang (huyện Ea Kar) và Ea Lai (huyện M’Drak) cũng đã xây dựng các mô hình sản xuất sắn theo hướng thâm canh tổng hợp bằng giống sắn mới như KM 419, KM 444 và KM 140. Kết quả cho thấy, năng suất sắn dao động từ 23 – 45 tấn/ha, bình quân đạt 38,8 tấn/ha (tăng 30-40% so với sản xuất theo kiểu truyền thống).

Trên cơ sở đó, hằng năm Sở NN-PTNT đều có những khuyến cáo các địa phương hạn chế tăng diện tích sắn, đồng thời khuyến khích việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất thâm canh, tăng năng suất, sản lượng để không cạnh tranh đất sản xuất của các cây trồng khác; thực hiện trồng theo hình thức rải vụ để tránh ứa đọng sản phẩm khi vào cao điểm thu hoạch hoặc bị tư thương ép giá…


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

01/09/2015
Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015
Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

01/09/2015
Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững Hà Nội quy hoạch phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững

Đến năm 2020, Hà Nội sẽ duy trì được khoảng 80% mức tự túc lương thực, trong đó, vùng nông thôn đạt 100%, vùng nội thành đạt trên 60%.

01/09/2015