Lốc Xoáy Kèm Mưa Lớn Gây Thiệt Hại Nặng Cho Nông Dân

Cơn mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra vào đầu giờ chiều 12/5, trên diện rộng đã gây thiệt hại nặng cho nông dân Đà Lạt.
Tại phường 11, ít nhất 5ha nhà kính trồng hoa và ớt ngọt của người dân tại các tổ Tự Tạo 1, 2 và 3 đã bị cơn lốc đánh sập hoàn toàn, trong đó nhiều diện tích đang chờ ngày thu hoạch đã bị hư hại hoàn toàn. Gần 3ha hoa và rau các loại vừa xuống giống cũng bị ngập úng; ước thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Còn tại phường 12, theo thống kê sơ bộ đã có 3 sào nhà kính đang trồng hoa bị gió lốc đánh sập, hơn 6ha hoa các loại của khoảng 60 hộ dân dọc theo hai bên suối bị nhấn chìm trong nước, làm thất thu nặng. Theo UBND phường 12, ước thiệt hại ban đầu phải trên 1 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.

Mô hình trám ghép được đưa vào trồng trên đất xã Cẩm Tâm (Cẩm Thủy - Thanh Hóa) từ năm 2002 - 2003, do trạm khuyến nông huyện triển khai thực hiện. Theo đó, các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ toàn bộ tiền giống, tập huấn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trám ghép.

Nguyên nhân thảo quả mất mùa là do đầu năm 2014, Y Tý hứng chịu đợt mưa tuyết dày khiến phần lớn diện tích cây thảo quả bị gẫy, chết rét, cần 3 năm sau mới cho thu hoạch.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật huyện Đồng Xuân (Phú Yên), mô hình thâm canh cây đậu phộng năng suất cao vừa được triển khai tại soi Bàu Ông Quán (xã Xuân Quang 3), trên diện tích 2ha, với 28 hộ tham gia.

Cuộc sống người dân xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đang đổi thay từng ngày. Hiện nay người dân dưới chân đèo Sa Mù đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương đưa vào thâm canh các loại cây trồng mới, trong đó hiệu quả nhất là phát triển mô hình trồng cây bời lời.