Lộc từ sông nước
Chị Thuý cho biết: “Loại ốc đinh này được nông dân tỉnh Kiên Giang mua làm thức ăn cho cua, mỗi hộ mua từ 300 - 500kg. Thường 1 chuyến đi về chỉ đủ bán cho 3 - 4 hộ nên hầu như không đủ bán. Công việc tuy có cực, đôi lúc cũng đứt tay, chân do trúng phải cây, miểng dưới đáy sông… nhưng bù lại, mỗi người thu về trên 600.000 đồng/chuyến đi sau khi trừ chi phí”.
Việc sử dụng ốc đinh làm thức ăn cho cua đã được nông dân Cà Mau áp dụng khá lâu và mang lại hiệu quả cao, giảm chi phí thức ăn, tăng thu nhập; nhưng nghề khai thác ốc đinh trên các con sông ven TP Cà Mau thì ít người biết. Ông Nguyễn Minh Phồi, Tổ trưởng THT nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Ðông Thới, huyện Cái Nước, cho biết: “Nhận thấy khi cho cua ăn ốc thì cua mau lớn, rút ngắn thời gian thu hoạch. Từ đó, anh em tăng số lần thả cua lên 6 lần trong năm, trung bình 1 tháng tổ chức đi cào ốc hai lần tại các cửa sông ở huyện Trần Văn Thời, TP Cà Mau. Nhờ đó, thu nhập từ việc nuôi cua sử dụng ốc đinh làm thức ăn ngày càng hiệu quả, cho thu nhập mỗi tháng từ 6 - 10 triệu đồng”.
Khai thác ốc đinh trên kinh Rạch Rập, trước UBND xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.
Trung bình 1,5 ngày, nhóm của chị Thúy cào trên 1 tấn ốc đinh, tương đương 4 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19-8, tại kênh xáng Xà No, đoạn qua phường V, thành phố Vị Thanh, gần 40 đoàn viên Đoàn cơ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã thực hiện công trình thanh niên “Thả tôm càng xanh tái tạo nguồn lợi thủy sản tại kênh xáng Xà No”.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm về khai thác, đánh bắt thủy sản nên ngay từ đầu mùa lũ anh Nguyễn Văn Nhớ ở ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Lộc, huyện An Phú cho biết “gia đình anh đã chuẩn bị nhiều tay lưới mới và tận dụng lưới cũ của mùa lũ năm trước cho vụ làm ăn của gia đình mình.

Ngày 29-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch trồng trọt năm 2015, phương án sản xuất vụ đông năm 2014-2015.

Khi mới đưa con cá chình về vùng Đất Mũi Cà Mau của mình để nuôi, ông bị vợ phản đối, vì nhỡ có thất bại, lấy gì mà sống. Giờ thành tỷ phú nhờ nuôi cá chính rồi, ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ngụ phường Tân Thành, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) vẫn khiêm nhường và tiếp tục giúp đỡ những người khác cùng nuôi cá chình để vươn lên làm giàu.

Nhằm phát triển ngành trồng rau, hoa theo hướng an toàn, hiệu quả, tạo tiền đề quan trọng trong tiến trình chuyển đổi từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất theo hướng công nghệ cao, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt dự án "Hỗ trợ xây dựng mô hình trồng rau, hoa trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao". Từ dự án này đã hình thành ba mô hình trồng rau, hoa trong nhà kính.