Lộc từ sông nước
Chị Thuý cho biết: “Loại ốc đinh này được nông dân tỉnh Kiên Giang mua làm thức ăn cho cua, mỗi hộ mua từ 300 - 500kg. Thường 1 chuyến đi về chỉ đủ bán cho 3 - 4 hộ nên hầu như không đủ bán. Công việc tuy có cực, đôi lúc cũng đứt tay, chân do trúng phải cây, miểng dưới đáy sông… nhưng bù lại, mỗi người thu về trên 600.000 đồng/chuyến đi sau khi trừ chi phí”.
Việc sử dụng ốc đinh làm thức ăn cho cua đã được nông dân Cà Mau áp dụng khá lâu và mang lại hiệu quả cao, giảm chi phí thức ăn, tăng thu nhập; nhưng nghề khai thác ốc đinh trên các con sông ven TP Cà Mau thì ít người biết. Ông Nguyễn Minh Phồi, Tổ trưởng THT nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Ðông Thới, huyện Cái Nước, cho biết: “Nhận thấy khi cho cua ăn ốc thì cua mau lớn, rút ngắn thời gian thu hoạch. Từ đó, anh em tăng số lần thả cua lên 6 lần trong năm, trung bình 1 tháng tổ chức đi cào ốc hai lần tại các cửa sông ở huyện Trần Văn Thời, TP Cà Mau. Nhờ đó, thu nhập từ việc nuôi cua sử dụng ốc đinh làm thức ăn ngày càng hiệu quả, cho thu nhập mỗi tháng từ 6 - 10 triệu đồng”.
Khai thác ốc đinh trên kinh Rạch Rập, trước UBND xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.
Trung bình 1,5 ngày, nhóm của chị Thúy cào trên 1 tấn ốc đinh, tương đương 4 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm

Địa hoàng (sinh địa) là dược liệu được trồng tại Bắc Giang từ nhiều năm trước nhưng diện tích manh mún, nông dân chủ yếu canh tác, thu hoạch theo kinh nghiệm, nên chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao.

Liên tục sau hai năm rớt giá, đầu vụ thu hoạch sắn năm nay, nhiều người dân huyện Bố Trạch (Quảng Bình) khấp khởi mừng thầm khi giá sắn chạm ngưỡng 1.700 đồng/kg (giá thu mua tại nhà máy). Thế nhưng "mừng chưa kịp no", liên tục hai cơn bão ập đến đã khiến người trồng sắn lao đao...

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) đang phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng “Chuyển đổi cơ cấu lúa – tôm” tại xã Phú Thuận. Dự án có diện tích quy hoạch dự kiến 502 héc-ta, gồm 1 vụ lúa, 1 vụ tôm, vốn đầu tư 37 tỷ đồng. Mục tiêu dự án nhằm chủ động tạo nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.