Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lộc Biển Đầu Năm

Lộc Biển Đầu Năm
Ngày đăng: 29/01/2015

Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua bằng hết.

Sau gần một tháng ra khơi, cảng cá Gành Hào, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) tấp nập tàu thuyền chở đầy cá, tôm. Chuyến biển đầu năm thắng lớn, bán lại được giá cao, nên ngư dân cười tươi.
Trúng biển
Cảng cá Gành Hào - cảng cá duy nhất của tỉnh Bạc Liêu trở nên nhỏ hẹp mỗi khi hàng trăm chiếc tàu đánh cá đổ về. Trên bến dưới thuyền, người, xe nhộn nhịp, rộn ràng. Hơn 10 vựa thu mua hải sản phải căng người ra làm ngày đêm, lựa chọn, phân loại, trữ đông rồi chuyển hàng cá, tôm, mực… theo xe tải tỏa đi về các chợ gần, xa khắp vùng.
Anh Nguyễn Đỗ Quyên, ở xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), ngư dân theo tàu cá từ Tiền Giang đánh dài về Bạc Liêu. Tàu của anh trúng cá, tiện ghé vào cảng Gành Hào bán cho các nhà vựa trước khi trở về quê ăn tết.
Anh Quyên vui mừng ra mặt: Thông thường vào mùa gió chướng (đông bắc) thổi mạnh, sóng to khó đánh, nhất là trong 2 tháng giáp tết đánh lưới vùng biển Đông “dở” lắm, thất nhiều hơn trúng. Vậy mà không hiểu sao chuyến biển trước tết năm nay có lẽ “Bà-Cậu” đãi, tàu gặp may.
Dầu vừa hạ giá thêm, còn tàu đánh trúng gần đầy khoang, cá to đầy ắp. Cá to bán chợ xa càng trúng giá cao. Cá thu, cá hồng, cá bớp… loại nào cũng có giá tăng thêm khoảng 20% so những tháng bình thường trong năm. Vì lúc này các chợ lớn, nhà hàng đang “săn đón” mua hết. Đặc biệt cá thu luôn nằm trên mức 200 - 210 ngàn đồng/kg.
Trong khi đó, mấy ghe câu mực, tàu lưới cào, lươi rê…cho biết, bán mực lá tươi cho chủ vựa ổn định giá 180 ngàn đồng/kg.
Riêng mực khô bán xô (ngang ngửa không lựa) 430 ngàn đồng/kg, cao hơn 2 tháng trước 70 ngàn đồng/kg. Hàng mực tươi hay khô đều bán chạy, có bao nhiêu nhà vựa cũng mua hết, do vào mùa cưới và tết tới cận kề.
Anh Quyên và nhiều ngư phủ khác cho biết, chuyến biển này nhiều tàu trúng cá nên chủ tàu và anh em chia lời khá.
Tài công trên mức 12 - 15 triệu đồng/chuyến, ngư phủ 7 - 8 hoặc 10 triệu đồng/chuyến tùy theo mức doanh thu, lợi tức có được của tàu lớn hay nhỏ. Với số tiền này xài tạm đủ cho ba ngày tết cùng với gia đình.
Tiêu thụ thuận lợi

Tại chợ thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải bày bán rất nhiều loại cá tươi, cá khô với cách làm đôc đáo. Một trong số nhiều cơ sở chế biến có DN tư nhân Tứ Hải chuyên chế biến SX các mặt hàng cá, tôm, mực ướp phơi một nắng rất chuyên biệt, được nhiều nhà hàng Bạc Liêu, Cần Thơ, TP.HCM đặt hàng không đủ bán.
Bà Trịnh Khởi Nghĩa, Giám đốc DN Tứ Hải cho hay: "Muốn có chế biến sản phẩm giữ được vị tươi ngon cần phải tìm đặt hàng cá tươi mới vừa đánh bắt. Từ trước tết 2 tháng tôi đã đặt hàng cá tôm nguyên liệu từ các nhà vựa ở cảng cá Gành Hào và các chủ vuông tôm.
Mấy năm tạo dựng uy tín nên Tứ Hải làm hàng đặc sản, quà tết của địa phương được khách hàng đặt mua nên không quá lo khâu tiêu thụ".
Hút hàng nhất là cá đỏ dạ đặc sản của Bạc Liêu 300 ngàn đồng/kg. Kế đến là mặt hàng tôm khô chế biến từ tép đất luôn có giá cao ngất ngưởng, tôm loại I trên 1,2 - 1,4 triệu đồng/kg; khô sặc rằn từ 200 - 300 ngàn đồng/kg; khô cá kèo tự nhiên 400 ngàn đồng/kg; cá chốt 700 ngàn đồng/kg; cá lù đù loại to một nắng 180 ngàn đồng/kg…
Đối với nhiều loại cá to vừa đánh bắt bán tươi cho các nhà vựa luôn được xếp vào mặt hàng cao cấp, XK hoặc bán chợ xa với giá cao. Hiện nay huyện Đông Hải phát triển mô hình đầu tiên - Tổ hợp tác dịch vụ hậu cần trên biển cho thấy hoạt động có hiệu quả.
Ông Liên Văn Lợi, chủ vựa cá Đức Lợi nói: "Nhờ qua 10 năm hình thành mạng lưới tiêu thụ cá ở các tỉnh trong vùng, TP HCM và một số tỉnh thành phía Bắc, tôi mạnh dạn đầu tư 4 tàu - tải trọng 250 - 300 tấn/tàu, chuyên làm dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tàu đang đánh ngoài khơi".
Các tàu Đức Lợi định vị GPS và bắt liên lạc thường xuyên với các tàu đánh cá trên biển. Suốt tháng luân chuyển ra biển Đông để cung cấp nhiên liệu, nước đá, thực phẩm và thu mua về hải sản tươi với giá giảm hơn 3%. Mỗi tháng 1 tàu hậu cần thu mua 300 - 400 tấn cá.
Cá ngừ đại dương, cá mú, cá thu…càng to, bảo quản tốt tươi ngon bán XK hay chở đi chợ xa bán được giá cao. Sau khi trừ chi phí mỗi tàu có lãi 30 - 40 triệu đồng/tháng. Làm ăn hiệu quả, Đức Lợi chuẩn bị đóng thêm 2 tàu mới, trong đó dự kiến đầu tư 15 tỷ đồng đóng một tàu sắt 400 tấn.
Ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu): “Tỉnh Bạc Liêu có hơn 1.200 tàu cá, trong đó huyện Đông Hải có 642 tàu cá (293 tàu đánh bắt xa bờ). Trong năm qua thời tiết thuận lợi nên hầu hết các phương tiện ra khơi khai thác, đánh bắt hiệu quả, nhất là những tàu công suất lớn hoạt động dài ngày trên biển theo Tổ hợp tác SX. Năm 2014 sản lượng khai thác của Đông Hải 53.900 tấn đạt 100% kế hoạch”.


Có thể bạn quan tâm

Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo Vươn lên từ nghề chăn nuôi heo

Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.

01/09/2015
Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Hiệu quả mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học

Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

01/09/2015
Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi Phát triển chăn nuôi bò vỗ béo - Hướng đi mới cho người chăn nuôi

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.

01/09/2015
Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát Khơi dậy tiềm năng kinh tế của đất giồng cát

Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr

01/09/2015
Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng Cây trồng biến đổi gen cần sớm được triển khai trên diện rộng

Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.

01/09/2015