Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Loay Hoay Cứu Giá Lúa Đông Xuân

Loay Hoay Cứu Giá Lúa Đông Xuân
Ngày đăng: 12/02/2015

Hiện giá lúa Đông Xuân 2014- 2015 đang giảm mạnh và các địa phương vẫn đang loay hoay trong việc tìm hướng cứu giá lúa cho nông dân.

Giá lúa giảm mạnh

Những ngày qua, giá lúa IR50404 tại tại một số huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp được nông dân bán tại ruộng dao động ở mức 4.000 - 4.300 đồng/kg, lúa chất lượng cao 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa thơm 4.700 - 4.750 đồng/kg. So với vụ Thu Đông 2014 vừa qua, bình quân giá lúa các loại giảm từ 600 - 700 đồng/kg và thấp hơn cùng thời điểm năm ngoái từ 500 - 600 đồng/kg.

Tại một số huyện thuộc tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long tình hình cũng không khá hơn. Hầu hết các nông dân trồng lúa đều cho rằng với mức giá 3.800- 4.000 đồng/kg, nếu so với giá thành sản xuất lúa kế hoạch do Bộ Tài chính công bố thì nông dân vẫn có lợi nhuận khoảng 15- 20% tùy theo khu vực, nhưng so với giá thành sản xuất lúa thực tế thì nông dân cầm chắc từ hòa vốn đến lỗ.

Đáng nói hơn là tình trạng giá lúa giảm khiến nông dân phải chịu bán lỗ để có tiền chi tiêu dịp lễ Tết và chuẩn bị cho đợt xuống giống tiếp theo. Nông dân Nguyễn Văn Lam (xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) cho hay, gia đình ông vừa thu hoạch 12 ha lúa, năng suất hơn 7,5 tấn/ha. Tuy nhiên, với giá bán như trên sau khi trừ chi phí thì mức lợi nhuận còn lại là không đáng kể.

Chua chát hơn, nông dân Hồ Văn Tuấn (xã Vinh Xuân, huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long) cho biết, tuần trước có thương lái đến đặt cọc 7 triệu đồng và hứa mua 4.300 đồng/kg lúa nhưng nay giá lúa giảm thêm 100- 200 đồng nữa thì họ kêu mình giảm tiếp. “Nếu mình chịu bán thì họ kêu máy cắt tới ruộng còn không thì họ bỏ luôn tiền đặt cọc. Đành phải bán thôi.”, ông Tuấn buồn rầu.

Chưa có chủ trương tạm trữ

Trước tình trạng giá lúa giảm mạnh, ảnh hưởng tiếp đến hàng trăm ngàn hộ dân trồng lúa tại địa phương, cuối tuần qua UBND tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép địa phương được thực hiện thí điểm thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2014- 2015 sớm với số lượng khoảng 350.000 tấn (quy gạo), thời gian mua đến hết ngày 15/3, thời gian tạm trữ là 4 tháng kể từ ngày thu mua.

Theo ông Nguyễn Văn Hải- Chánh văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Đồng Tháp có kiến nghị này là vì tính đến đầu tháng 2/2015, nông dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 32,4% diện tích lúa Đông Xuân (khoảng 65.500 ha), sản lượng ước khoảng 1,5 triệu tấn.

Dự kiến đến cuối tháng 3/2015 tỉnh Đồng Tháp sẽ thu hoạch dứt điểm vụ lúa này. Vì thế nếu không triển khai thu mua tạm trữ sớm thì nông dân sẽ phải bán hết lúa Đông Xuân với giá thấp. Tuy nhiên, đến thời điểm này kiến nghị của địa phương vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Tương tự, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho địa phương được triển khai thu mua tạm trữ sớm để cứu giá lúa nhưng đến thời điểm này theo phản ánh từ đại diện Sở NN&PTNT tỉnh thì địa phương vẫn chưa nhận được văn bản chỉ đạo từ Chính phủ về kiến nghị này.

Thực tế cho thấy, từ năm 2010 đến nay mỗi vụ lúa Đông Xuân, Chính phủ đều triển khai Chương trình mua tạm 1- 1,5 triệu tấn gạo trên địa bàn 13 tỉnh ĐBSCL.

Mỗi đợt tạm trữ như thế, ngân sách thường phải bỏ ra khoảng 200 tỷ đồng để hỗ trợ lãi suất cho các DN được phân chỉ tiêu mua trữ. Tuy nhiên, quan sát trong 5 năm trở lại đây, hầu như năm nào thời điểm triển khai chương trình mua tạm trữ lúa gạo cũng chậm hơn so với thời điểm thu hoạch rộ khoảng 1 tháng. Khi các DN bắt đầu mua tạm trữ thì đa số các địa phương nông dân đã thu hoạch và bán lúa xong.


Có thể bạn quan tâm

Để Lúa Hương Việt 3 Bay Xa! Để Lúa Hương Việt 3 Bay Xa!

Gắn bó quá nửa đời người với mảnh đất xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên). Trong 40 năm có lẻ ấy, ông Nguyễn Văn Biền, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Giống nông nghiệp Trường Hương đã chứng kiến bao mùa lúa chín. Với người nông dân xã ông, việc cày sâu, cuốc bẫm thì có thừa, nhưng để thử nghiệm một giống cây trồng mới thì họ còn e dè lắm. Bởi vậy, ông đã tự tìm tòi để đưa giống lúa Hương Việt 3 về với nông dân Thanh Hưng.

12/02/2015
Trồng Nấm Sò Có Thể Làm Giàu Trồng Nấm Sò Có Thể Làm Giàu

Là một nông dân ở tỉnh Thái Bình, chị Tươi kết duyên với anh Lù ở Tuyên Quang nhưng quê gốc xã Tả Nhìu (Xín Mần). Cuộc sống khó khăn, 2 năm trở lại đây, chị Tươi cùng chồng quyết định về quê hương Xín Mần tìm cách làm ăn, phát triển kinh tế. Ban đầu anh chị làm công nhân cho Công ty VinaFood nằm trên địa bàn huyện, chuyên thực hiện các dự án, mô hình trồng rau, nấm...

12/02/2015
Niềm Vui Từ Biển… Niềm Vui Từ Biển…

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, sản lượng khai thác hải sản của tỉnh trong năm 2014 đạt xấp xỉ 73 nghìn tấn, tăng 8.500 tấn so với năm 2013. Giá trị sản xuất ước đạt khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận bởi năm vừa qua, việc khai thác hải sản gặp rất nhiều khó khăn, nhất là tình hình căng thẳng ở biển Đông.

12/02/2015
Người Trồng Hoa An Lạc Nhạy Bén Với Thị Trường Người Trồng Hoa An Lạc Nhạy Bén Với Thị Trường

Tết Nguyên Đán cận kề, người dân làng hoa An Lạc, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) tất bật, bận rộn hơn bao giờ hết. Khác với mọi năm, ngoài những vườn hoa cúc, thược dược, lay ơn truyền thống, năm nay một số gia đình trồng hoa ở An Lạc nắm bắt tâm lý tiêu dùng mới đã tự học cách trồng thêm những giống hoa lạ.

12/02/2015
Tăng Cường Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân Tăng Cường Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân

Theo dự báo của Đài Khí tượng thuỷ văn Quảng Trị, vụ đông xuân năm 2014-2015 có nền nhiệt độ bằng hoặc ấm hơn trung bình nhiều năm, các đợt rét đậm, rét hại có khả năng không kéo dài và nhiệt độ cũng không xuống thấp như các vụ đông xuân trước, vào các tháng cuối vụ xuất hiện nắng nóng cục bộ. Lượng mưa toàn vụ đông xuân năm nay ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn TBNN cùng kỳ.

12/02/2015