Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Loạn Giống Gà Ở Yên Thế

Loạn Giống Gà Ở Yên Thế
Ngày đăng: 22/08/2013

Dù sản phẩm gà đồi Yên Thế (Bắc Giang) đã được cấp nhãn hiệu chứng nhận từ năm 2011, nhưng cho đến nay, việc giữ gìn và phát huy nhãn hiệu đặc sản này vẫn gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với các loại gà thương phẩm khác trong nước và gà Trung Quốc (TQ)...

Ở xứ sở gà đồi Yên Thế, giờ đang rộ lên tình trạng gà đồi kiểu “5 cha, 3 mẹ”, khiến những người chăn nuôi chân chính gặp khó.

Giống gà TQ “lên ngôi”

Mặc dù đã xây dựng được thương hiệu, nhưng hiện nay mọi khâu từ chọn giống, chăm sóc, tiêu thụ gà đều do người chăn nuôi ở Yên Thế tự lo nên để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, bà con phải “tự tuyển” nhiều giống gà khác nhau, thậm chí có cả các giống gà của TQ.

Qua một số đầu mối, chúng tôi đã tìm được số điện thoại của chủ một trang trại chuyên nuôi giống gà TQ là Lăng Văn Lợi ở xã Tiến Thắng (Yên Thế). Ông Lợi cho biết: “Các ông muốn đặt gà chíp phải đến dịp Tết Nguyên đán mới có, giờ thì chưa ai nuôi. Lúc ấy muốn đặt bao nhiêu cũng có, nhưng tôi phải nói trước là gà chíp sẽ đắt hơn nhiều đấy”.

Để hiểu rõ hơn về loại gà chíp này, chúng tôi tìm đến xã Tiến Thắng - một “thủ phủ” của gà Yên Thế. Ông Lê Minh Ngọc - cán bộ xã, đồng thời cũng là người có nhiều năm nuôi gà tiết lộ: “Gà chíp hay còn gọi là gà lễ, thực chất là gà có nguồn gốc từ TQ. Loại gà này có ngoại hình bắt mắt, mào cờ đẹp, lông mượt và đỏ, chân ngắn màu vàng, trọng lượng trung bình từ 1,5 - 2 kg/con. Đặc biệt gà chíp chủ yếu là gà trống, cứ 1.000 con gà thì chỉ có 5 - 10 con gà mái. Tôi cũng không hiểu người TQ chọn giống thế nào”.

Theo ông Ngọc, do có nhiều đặc điểm vượt trội nên gà chíp rất được ưa chuộng vào dịp tết hoặc lễ hội để làm cỗ cúng. Ông Ngọc tiết lộ thêm, để có được giống gà chíp, những người nuôi phải đặt hàng với giá rất đắt, thường là gấp 3 lần giống gà mía tại địa phương và chủ yếu nhập về qua đường tiểu ngạch.

Trước đó, khi chúng tôi tìm về xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, anh Hoàng Văn Luân - một hộ nuôi gà chíp có đàn gà chuẩn bị xuất chuồng cũng “bật mí” rằng: Giống gà lễ chỉ có từ TQ. Trao đổi với NTNN, ông Lê Đức Hải - Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Thắng cho biết, trung bình mỗi năm, nhu cầu con giống gà của cả xã khoảng 350.000 con, nhưng các lò sản xuất giống ở địa phương chỉ cung cấp được 1/3 con giống, vì thế, người dân phải nhập giống ở nhiều địa phương lân cận, trong đó có cả giống gà TQ.

“Thị trường Việt Nam ưa chuộng mẫu mã nên gà chíp được khá nhiều hộ trong vùng nuôi, dù chất lượng thịt không thơm ngon bằng gà mía” - ông Hải nói. Theo ông Hải, tính riêng năm 2012, ở xã có khoảng 20.000 con gà chíp, chủ yếu tiêu thụ vào dịp 23 tháng Chạp và Tết Nguyên đán.

Giống gà “5 cha, 3 mẹ”

Để tìm hiểu rõ hơn về các giống gà, đặc biệt là gà chíp, chúng tôi tìm gặp ông Bùi Văn Vượng ở Yên Thế, một người nuôi gà lâu năm, đồng thời chuyên buôn bán gà. Ông Vượng cho biết: “Hiện nay, ở Yên Thế có khoảng 5 - 6 giống gà khác nhau của TQ, trong đó riêng gà chíp được phân ra làm 3 loại theo màu lông là lông vàng, lông đỏ, lông đen, còn 2 loại gà nữa là Tàu chân lùn và Tàu chân cao.

Đó là chưa kể giống gà trắng, nhìn giống y gà tre, nuôi 2 tháng là bay như chim bồ câu, nhưng do trọng lượng nhỏ nên ít hộ nuôi. Gà giống TQ nhưng được nuôi ở Yên Thế nên nhiều thương lái cứ khoác lác, nói là gà đồi Yên Thế”.

Thậm chí, ông Vượng còn hé lộ, ngay con gà mía được nuôi phổ biến ở Yên Thế hiện nay, bản chất của nó cũng là... gà TQ, bởi nó được lai từ gà bố mía và gà mẹ tam hoàng - loài có xuất xứ từ TQ. “Nói thật, giống gà ở Yên Thế hiện nay đang ở trong tình trạng “5 cha, 3 mẹ”, không biết nguồn gốc chính xác ở đâu mà lần. Có người nuôi cả loại gà mía lai từ gà bố Hồ, gà mẹ tam hoàng...” - ông Vượng nói.

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Yên Thế cho biết, nhãn hiệu chứng nhận gà đồi Yên Thế gồm 2 giống là gà ri lai và mía lai, nhưng huyện khuyến khích tăng sản lượng gà ri lai nhiều hơn.

Qua khảo sát trên địa bàn huyện cho thấy, hiện gà mía lai vẫn chiếm khoảng 60%, gà ri lai chiếm 25 - 30%, còn lại là các giống gà khác. Bà Xuân thừa nhận, trên địa bàn huyện có một số hộ dân nuôi gà chíp có nguồn gốc từ TQ; thậm chí có tình trạng thương lái trà trộn gà TQ vào, rồi dán tem giả gà đồi Yên Thế.

Tuy nhiên, theo bà Xuân, gà loại này chỉ có thể tiêu thụ trong địa bàn huyện chứ nhất định không thể bị tuồn ra ngoài, vì hiện nay huyện đang quản lý tem nhãn hiệu theo hộ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Xuân thừa nhận trên địa bàn huyện có một số hộ dân nuôi gà chíp có nguồn gốc từ TQ; thậm chí có tình trạng thương lái trà trộn gà TQ vào và dán tem giả gà đồi Yên Thế.


Có thể bạn quan tâm

Cà Mau Chỉ Đạo Kiểm Soát Việc Thu Mua Con Banh Lông Cà Mau Chỉ Đạo Kiểm Soát Việc Thu Mua Con Banh Lông

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Cà Mau xuất hiện tình trạng thương lái nước ngoài thu mua con banh lông với giá cao nên một bộ phận ngư dân đã đầu tư nhiều kinh phí mua sắm dụng cụ khai thác con banh lông; tuy nhiên việc thu mua sản phẩm của thương lái nước ngoài rất bấp bênh, giá cả không ổn định, nguy cơ rủi ro cao.

29/05/2014
Đa Số Tàu Câu Tay Cá Ngừ Đại Dương Chỉ Đạt Mức Hòa Vốn Đa Số Tàu Câu Tay Cá Ngừ Đại Dương Chỉ Đạt Mức Hòa Vốn

Sản lượng cá ngừ khai thác được lớn, nhưng giá sản phẩm thấp, dao động từ 75.000 - 80.000 đồng/kg, nên đa số các tàu hòa vốn hoặc lỗ, một số ít tàu có lời nhưng ở mức thấp.

23/06/2014
Công Ty TNHH MTV Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Nuôi Bò Tại Lâm Đồng Công Ty TNHH MTV Bò Sữa Thành Phố Hồ Chí Minh Nuôi Bò Tại Lâm Đồng

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đồng ý cho Công ty TNHH MTV Bò sữa TP Hồ Chí Minh triển khai dự án “Chăn nuôi bò giống, bò thịt tại tỉnh Lâm Đồng”.

29/05/2014
Phú Yên Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Với Tôm Sú Hiệu Quả Và Bền Vững Phú Yên Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Với Tôm Sú Hiệu Quả Và Bền Vững

Theo chân anh Nguyễn Xuân Danh cán bộ Nông lâm ngư diêm nghiệp xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ ở thôn 1, xã Xuân Hải với gần 7 năm trong nghề nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú cho hiệu quả.

23/06/2014
Hậu Giang Hướng Đi Mới Cho Người Nuôi Heo Hậu Giang Hướng Đi Mới Cho Người Nuôi Heo

Hạn chế được ô nhiễm môi trường, dễ áp dụng cho cả trang trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng hiệu quả kinh tế... đó là những hiệu quả tích cực mà người chăn nuôi heo trong tỉnh Hậu Giang nhận thấy được sau khi áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học.

29/05/2014