Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada

Ông Rex Yu, đại diện Công ty Manley Sales nhập khẩu vải Việt Nam, cho biết để có thể vào được thị trường Canada, quả vải của Việt Nam đã đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu và những yêu cầu của Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada (CFIA).
Theo đánh giá của ông Yu, người đã nhiều năm nhập khẩu mặt hàng vải quả tươi vào Canada, vải Việt Nam rất ngọt, cùi dày, hạt nhỏ, vỏ mỏng. Nói chung là sản phẩm có chất lượng tốt.
Tiềm năng của mặt hàng vải quả của Việt Nam tại Canada là có triển vọng, nhưng khó khăn trước mắt là giá vận chuyển quá cao, nên khiến giá bán của vải Việt Nam tại Canada cũng bị đẩy lên cao. Thị trường Canada rất có ý thức về giá cả, nên ai có hàng hóa chất lượng tốt và giá rẻ thì sẽ bán được hàng.
Lô hàng vải thiều Việt Nam, do được vận chuyển bằng đường hàng không, chỉ mất 2-3 ngày đi đường nên tươi ngon hơn các sản phẩm cùng loại, nên giá lên tới hơn 18 CAD/1kg. Trong khi quả vải của Trung Quốc có vỏ quả đã bị khô và thâm, có giá bán 5,98-7,98 CAD/1kg. Vải tươi của Thái Lan, tuy giá cao hơn nhưng cũng chưa đến 18 CAD/kg, lại có trái to gấp ba lần so với hàng của Việt Nam và Trung Quốc và vỏ đỏ đẹp, không bị thâm. Lý do khiến sản phẩm vải quả của các nước vào Canada có chất lượng thấp hơn và giá bán rẻ hơn là chúng được vận chuyển bằng đường biển, mất từ 3-4 tuần.
Công ty Manley Sales dự kiến phân phối sản phẩm vải Việt Nam tới nhiều cửa hàng nhất có thể trên khắp Canada từ tỉnh British Comlumbia ở bờ Tây cho tới tỉnh Quebec ở bờ Đông trong vòng một tuần. Kế hoạch nhập khẩu vải Việt Nam tiếp theo của công ty còn tùy thuộc vào việc đối tác Việt Nam có hàng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Canada và giảm được giá vận chuyển để tăng tính cạnh tranh hay không.
Để người tiêu dùng Canada lựa chọn và yêu mến quả vải Việt Nam, điều kiện tiên quyết là phải giảm được giá bán, bởi một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của vải Việt Nam là mặt hàng vải từ Mexico, cũng tươi ngon do lợi thế rất lớn về sự gần gũi địa lý. Ông Yu hy vọng mặt hàng vải Việt Nam có thể giành được thị phần tại Canada, giống như mặt hàng thanh long và nhãn tươi Việt Nam mà công ty ông đang nhập khẩu.
Về sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Canada trong tương lai, Tham tán Thương mại Hoàng Anh Dũng cho biết chức năng chính của bộ phận Thương vụ nói chung và tại Canada nói riêng là xúc tiến thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, bộ phận Thương vụ tại Canada tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Canada. Trong thời gian gần đây, trước yêu cầu tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp trong nước, bộ phận Thương vụ tại Canada đã nỗ lực xúc tiến thương mại nông phẩm.
Lô vải thiều đầu tiên tới Canada là dấu mốc rất quan trọng cho việc xâm nhập thị trường của sản phẩm vải thiều cũng như hoa quả tươi nhiệt đới của Việt Nam sang Canada. Về hỗ trợ doanh nghiệp, bộ phận Thương vụ tại Canada thời gian qua đã hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về các đối tác nhập khẩu tiềm năng của Canada, tư vấn các quy định của Canada đối với nông sản nhập khẩu.
Trong thời gian tới, bộ phận Thương vụ sẽ hoàn thiện cẩm nang về quy định của Canada đối với các loại nông sản và hoa quả tươi để nông dân trong nước chủ động khâu nuôi trồng canh tác để đảm bảo chất lượng nhập khẩu của Canada, thậm chí vượt tiêu chuẩn nhập khẩu ở thị trường Canada để tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác, giữ uy tín sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến thịt Vietstock 2014 do Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT tổ chức sáng 1/8 tại Hà Nội.

Hiện nay tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đak Lak nói riêng các vườn cà phê này đang bước vào thời kỳ già cỗi, tốc độ sinh trưởng phát triển giảm mạnh, năng suất kém nên vấn đề cưa đốn phục hồi vườn cây cần được áp dụng cấp bách trong canh tác hiện nay.

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

Về công việc cụ thể, ông Xuân nói sẽ đi theo 2 hướng nuôi bò sinh sản và vỗ béo bò thịt. Đơn giản ông nghĩ ông cha ta ngày xưa nuôi bò chỉ chăn thả ngoài đồng, lấy công làm lãi thì nay có vốn đầu tư sẽ nuôi bò để làm giàu. Sau thời gian vừa xây dựng chuồng trại, vừa bắt bò về nuôi ông Xuân đã có đôi chút kinh nghiệm với nghề.

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được gần 35.500 ha tôm nước lợ, trong đó diện tích tôm thẻ chân trắng (TTCT) hơn 22.000 ha, tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ.