Lo Ngại Trung Quốc Trồng Thanh Long

Theo ông Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện cây ăn trái miền Nam, hiện hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Quốc đang có những chính sách khuyến khích người dân trồng thanh long trên diện tích lớn và điều này có thể ảnh hưởng đến thanh long của Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này trong vài năm tới.
Ông Châu nói, so với Trung Quốc thì Úc là nước đã trồng thanh long khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, diện tích trồng thanh long ở nước này không nhiều vì người dân Úc không chuộng trái thanh long, một phần vì giá thành thanh long trồng ở Úc cao hơn ở Việt Nam nên về lâu dài sẽ không ảnh hưởng đến xuất khẩu thanh long của Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), cho biết hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long chính của Việt Nam với gần 80% thị phần. Do đó, về mặt lý thuyết Trung Quốc khuyến khích trồng thanh long để giảm lượng nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam trong những năm tới.
Tuy nhiên, cả ông Châu lẫn ông Kỳ vẫn không xác định được diện tích thanh long hiện nay của Trung Quốc là bao nhiêu và tăng đến mức nào thì dừng lại để có những tính toán chính xác. Song theo hai ông về lâu dài, Việt Nam cần có những chính sách mở rộng thị trường thay vì phụ thuộc vào một thị trường sẽ khiến giá cả không ổn định.
Để thanh long Việt Nam không quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, theo ông Châu thì ngay bây giờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải lên kế hoạch dài hạn để thanh long Việt Nam đạt tiêu chuẩn an toàn, đầu tư vào khâu công nghệ sau thu hoạch cùng những chương trình tiếp thị nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường.
“Hiện Trung Quốc đang có những chính sách hỗ trợ nông dân trồng thanh long trên diện rộng để giảm nhập khẩu, vì thế Việt Nam cũng cần có chính sách để nâng cao chất lượng thanh long sau thu hoạch, tìm kiếm thị trường mới để giúp tăng giá trị xuất khẩu trong những năm tới”, ông Châu nói.
Theo Vinafruit, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau, củ, quả của Việt Nam là 800 triệu đô la Mỹ, tăng 100 triệu đô la Mỹ so với kế hoạch mà Bộ Công Thương đưa ra từ đầu năm 2012.
Trong 218 triệu đô la Mỹ mà Trung Quốc bỏ ra để nhập khẩu rau, quả từ Việt Nam thì khoảng 60% là dùng để nhập thanh long, còn lại là các mặt hàng rau, quả khác.
Ông Trương Quang An, Chủ nhiệm Hợp tác xã thanh long Tầm Vu ở huyện Châu Thành, Long An cho biết, khoảng thời gian 2 tuần trở lại đây khi Trung Quốc tăng nhập khẩu nên giá thanh long liên tục tăng. Hiện thanh long đang được các nhà vườn bán với giá 17.000 - 18.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Đối với các loại bệnh bắt buộc phải tiêm phòng gồm: Tiêm phòng vác xin cúm gia cầm được triển khai tại 38 xã, thị trấn (16 xã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm A, 5 xã nguy cơ cao với bệnh cúm gia cầm H5N6), thuộc các huyện: Hạ Hòa, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Phù Ninh, Yên Lập, Lâm Thao và 17 xã thuộc huyện Tân Sơn.

Trên địa bàn huyện Thanh Ba có 12 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè phân bố trên 9 xã, thị trấn và 110 cơ sở chế biến chè mi ni (công suất dưới 500kg chè búp/ngày) tập trung ở một số xã: Năng Yên, Quảng Nạp, Khải Xuân…

Về Minh Tiến, huyện Đoan Hùng lần này chúng tôi thấy nhiều hộ dân treo biển thông báo bán cây đinh lăng giống. Qua tìm hiểu với chính quyền địa phương được biết, từ vài năm gần đây, nhiều hộ dân trồng cây đinh lăng đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Bên cạnh đó, ngành cần tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật, đặc biệt là bệnh cúm ở gia cầm, xử lý triệt để ổ dịch, không để lây nhiễm sang người…

UBND tỉnh vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung xã Tam Tiến, huyện Núi Thành. Dự án do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích đất tạm thời là 5ha, còn diện tích đất sử dụng vĩnh viễn là 40ha với tổng mức đầu tư gần 42,8 tỷ đồng.