Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lơ Là Xử Lý Chồi Cỏ Hại Mía

Lơ Là Xử Lý Chồi Cỏ Hại Mía
Ngày đăng: 27/03/2012

Phát biểu tại hội nghị triển khai chỉ thị về việc tăng cường công tác xử lý chồi cỏ hại mía được tổ chức tại Cty Mía đường Nghệ An TaTe&LyLe, ông Nguyễn Thọ Cảnh, GĐ Sở NN- PTNT Nghệ An cho biết: Kể từ khi tỉnh công bố “Dịch bệnh chồi cỏ hại mía’’ ngày 30/12/2008 đến nay năm nào Sở cũng tổ chức họp tổng kết kinh nghiệm trong công tác xử lý dịch bệnh, nhưng hiệu quả vẫn chưa đáng kể.

Hiện dịch chồi cỏ vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, diện tích bị bệnh năm sau cao hơn năm trước, đầu vụ bị ít, cuối vụ bị nhiều. Ông Cảnh cho rằng sở dĩ công tác dập dịch cứu mía của tỉnh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, bởi các cấp ngành, chính quyền từ huyện đến xã chưa có sự quan tâm đúng mức. Ngay như cuộc họp này thành phần Sở NN- PTNT mời gồm Phó Chủ tịch các huyện: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quỳnh Lưu và TX Thái Hoà, là những nơi có dịch chồi cỏ hoành hành, nhưng không vị nào tới dự. Khi triển khai công tác dập dịch thì ai là người chỉ đạo?

Theo Chi cục BVTV Nghệ An, toàn tỉnh còn 4.697 ha mía bị bệnh chồi cỏ, trong đó diện tích bị nặng và trung bình là hơn 1.100 ha. Đây là thời kỳ cao điểm phát sinh dịch bệnh (từ tháng 1- tháng 4), đặc biệt diện tích mía mới trồng, chồi cỏ phát triển và lây lan mạnh.

Khi ông Cảnh nói tới vai trò của các Trạm BVTV chưa phát huy hết khả năng thì ông Nguyễn Hữu Dũng, Trạm trưởng Trạm BVTV TX Thái Hoà thanh minh: Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ suốt ngày đi lo mỗi một việc dập dịch chồi cỏ mà còn phải lo cho nông dân nhiều thứ khác như giống cây trồng; kiểm tra sâu bệnh, cung cấp thuốc BVTV…

Nhiều đại biểu cho rằng công tác kiểm tra nguồn giống mía sạch cho dân trồng lại trên diện tích đã bị phá là rất khó, nên họ cứ lấy trong vùng cho tiện. Bởi vậy chồi cỏ cứ sinh sôi... chồi cỏ. Đối với diện tích bị nhiễm nhẹ, nghĩa là mía bệnh mọc chung cùng mía khoẻ, nông dân phá bỏ chồi cỏ không thể làm sạch hết được.

Ông Cảnh hối thúc: "Đối với diện tích mía nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng, phải cương quyết cày sâu phá bỏ, dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng lại. Những vùng không đủ điều kiện thì chuyển sang luân canh cây trồng khác.

BOXĐối với diện tích mía nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng, phải cương quyết cày sâu phá bỏ, dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng lại. Những vùng không đủ điều kiện thì chuyển sang luân canh cây trồng khác.

Đối với diện tích nhiễm nhẹ dùng cuốc, xẻng đào xử lý hết những khóm mía bị bệnh, hoặc dùng thuốc trừ cỏ có hoạt chất Glyphosat phun tiêu huỷ. Huy động các lực lượng ra quân quyết liệt xử lý bệnh, kết thúc trước 30/4...

Đối với diện tích nhiễm nhẹ dùng cuốc, xẻng đào xử lý hết những khóm mía bị bệnh, hoặc dùng thuốc trừ cỏ có hoạt chất Glyphosat phun tiêu huỷ. Huy động các lực lượng ra quân quyết liệt xử lý bệnh, kết thúc trước 30/4..."


Có thể bạn quan tâm

Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi

Đến thời điểm này, vùng nuôi thủy sản nước lợ ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã kết thúc công tác thả giống, tập trung vào chăm sóc và quản lý ao nuôi. Tổng lượng tôm giống nuôi thả năm nay khoảng 140 triệu con, trong đó có 85 triệu con tôm sú và 55 triệu con tôm thẻ.

29/05/2015
Nhiều hộ ương nuôi cá giống có lãi Nhiều hộ ương nuôi cá giống có lãi

Theo Liên trạm Thủy sản Ô Môn-Thới Lai-Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), hiện giá cá tra giống loại 2cm có giá bán 26.000 - 27.000 đồng/kg. Với giá bán này các hộ ương cá tra giống có lãi khoảng 6.500 đồng/kg, một số hộ nuôi đang thả nuôi mới, tuy nhiên tỷ lệ cá ương nuôi sống rất thấp. Giá các giống cá ruộng nhìn chung không tăng so với cùng kỳ do chưa vào vụ thả nuôi cá ruộng.

29/05/2015
Xôn xao Cửa Hội (Nghệ An) Xôn xao Cửa Hội (Nghệ An)

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 6.000ha tôm nuôi của bà con huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị thiệt hại. Tập trung nhiều ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu từ 1 - 2 tháng tuổi.

29/05/2015
Cá nuôi lồng ở Hải Minh bị dịch bệnh chết hàng loạt Cá nuôi lồng ở Hải Minh bị dịch bệnh chết hàng loạt

Đầu tháng 5.2015 đến nay, các hộ nuôi cá lồng ở vùng đầm Thị Nại tại Hải Minh Trong (thuộc tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) gặp khó khăn do cá bị bệnh và chết hàng loạt. Hiện ngành chức năng của thành phố và của tỉnh đang hướng dẫn bà con các biện pháp để phòng trừ, hạn chế dịch bệnh lây lan.

29/05/2015
Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài Người nuôi tôm thất thu vì nắng nóng kéo dài

Mấy tháng qua, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho nhiều nhiều vuông tôm nuôi ở huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang bị thiệt hại.

29/05/2015