Linh Hoạt NPK Khi Trồng Rau Thủy Canh

Ở các nước phát triển, nông dân thường dùng những chậu cá nhỏ, bể nuôi, hoặc hồ nuôi cá để vận dụng làm mô hình sản xuất rau theo phương pháp thủy canh.
Họ chủ yếu canh tác trong môi trường hữu cơ theo hệ thống thủy canh động. Tại Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng, sản xuất các loại cây được nghiên cứu phát triển tốt trong môi trường thủy canh có sử dụng phân bón NPK đã được áp dụng trên cây dâu tây, khoai tây, dưa leo, cà chua, các loại rau xanh cao cấp và một số loại cây cảnh… Dẫn đầu là mô hình vườn thực nghiệm sinh học do ông Phạm Văn Khuê thuộc Trường Đại học Dân lập Yersin phụ trách với quy trình khoa học và đơn giản đối với một số cây cụ thể như sau: Đối với cây rau xà lách, dưa leo: Giá thể thích hợp là hỗn hợp giá thể than bùn và Dasa theo tỷ lệ 2:1. Dasa được sản xuất từ mụn xơ dừa qua quá trình xử lý công nghệ sinh hóa trở thành một loại chất trồng giàu hữu cơ, vi sinh, vi lượng…
Lượng phân bón để bón cho cây xà lách sinh trưởng tốt, đạt năng suất, chất lượng cao là 100kg N, 100kg P2O5 và 75kg K2O cho 1ha. Bón theo phương pháp bón thúc 2 lần vào giai đoạn 5 và 12 ngày sau trồng là thích hợp nhất. Chỉ thu hoạch xà lách ít nhất 8 ngày sau khi bón phân lần cuối để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Còn lượng phân bón để bón cho cây dưa leo là 132kg N, 121kg P2O5 và 198kg K2O cho 1ha. Chia đều các lần bón theo chu kỳ 8 ngày/lần và chỉ thu hoạch sau 5 ngày bón phân ở lần cuối cùng. Riêng với cây cà chua, giá thể thích hợp cho việc sản xuất là hỗn hợp giá thể than bùn và Dasa theo tỷ lệ 1:1. Lượng phân bón cho cây cà chua sinh trưởng tốt, đạt năng suất, chất lượng cao trên giá thể là 257kg N, 200kg P2O5, 400kg K2O và 24kg Ca cho 1ha.
Lưu ý bón phân vô cơ có xu hướng cho hàm lượng nitrat trong quả cao hơn so với phân hữu cơ, do vậy cần chọn các loại phân NPK cho chất lượng quả cao hơn. Bón theo chu kỳ 10 ngày/lần.
Có thể bạn quan tâm

Bắp cải đang được bày bán đầy rẫy tại các chợ ở Hà Nội, TPHCM… Tiểu thương nói đó là bắp cải trồng trong nước, được vận chuyển về từ Đà Lạt và Sa Pa bằng ô tô.

Chính phủ Indonesia quyết định tăng cường hoạt động kiểm soát thị trường gạo sau khi giá gạo nội địa tăng trong tháng qua do lo ngại sản lượng và lượng gạo lưu kho giảm.

Xuất khẩu gạo trên bình diện cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh những năm gần đây liên tục gặp khó khăn, đặc biệt là trong 9 tháng qua của năm 2015.

Việc người dân vùng Bảy Núi - An Giang đào cây thốt nốt bán cho thương lái Trung Quốc đã xảy ra vài năm nay và nhiều lần dư luận cảnh báo nhưng tình hình vẫn tiếp diễn.

Một so sánh khá “chua chát” được GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, đồng thời là một chuyên gia trong ngành lúa gạo đưa ra tại hội thảo “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập.