Liên Minh Sản Xuất Nông Nghiệp Cho Hiệu Quả Cao

Tham gia liên minh sản xuất, năng suất tăng, có đầu ra ổn định cho sản phẩm với giá cao, lợi nhuận tăng, thất thoát giảm...
Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Đắc Lắc tổng kết 5 năm thực hiện dự án. Với số vốn thực hiện gần 9,4 triệu USD (chủ yếu do Hiệp hội quốc tế IDA và Chính phủ Việt Nam tài trợ), dự án đã xây dựng nhiều mẫu hình liên minh nông nghiệp hiệu quả, đưa vào thực tế một số công nghệ nông nghiệp thiết yếu và hỗ trợ xây dựng hạ tầng tại một số thôn, xã vùng sâu của tỉnh, bước đầu tạo những đổi thay đáng kể trong sản xuất nông nghiệp tại phương.
Theo bà H’Vơt Niê ở buôn Thap Prong, xã Chư Ê-bua, thành phố Buôn Ma Thuột, trước khi tham gia Liên minh cà phê Chư Ê-bua, năng suất cà phê của gia đình bà cùng như nhiều hộ khác, chỉ đạt từ 1,5 tấn đến gần 2 tấn nhân mỗi héc-ta. Nguyên nhân là vườn cây không được chăm sóc đúng kỹ thuật, nhiều cây là giống kém nên trái rất ít.
Tham gia liên minh, hơn 180 hộ trong xã được hỗ trợ phân bón, hướng dẫn quy trình sản xuất, từ chăm sóc theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây, tới thu hoạch sản sản phẩm. Những cây kém chất lượng trong vườn đều được cưa đốn, ghép chồi giống mới để nâng cao năng suất.
Đến nay, bà con rất hài lòng vì không chỉ năng suất cà phê đã cao gấp rưỡi so với trước, mà trình độ canh tác cà phê của mỗi người cũng đều được nâng lên. Khi bà con bán cà phê, được công ty thu mua với giá cao hơn.
Theo Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Đắc Lắc, qua 5 năm thực hiện, đã có hơn 21 nghìn hộ tham gia dự án, với 13 liên minh sản xuất được thành lập, khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, đem lại lợi ích cho cả nông dân và doanh nghiệp trong liên minh.
Dự án cũng đã triển khai hàng chục mô hình sản xuất mới, chuyển giao được một số công nghệ thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, trong đó công nghệ ghép chồi cà phê đem lại hiệu quả rõ nét nhất, được ứng dụng rộng rãi trên hàng chục nghìn héc ta cà phê tại địa phương.
Ông Nguyễn Quang Thụ, Phó Giám đốc Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Đắc Lắc cho rằng, dự án đã chứng minh được hiệu quả của mình bằng những kết quả rất trực quan: Năng suất tăng từ 38% đến 86%; lợi nhuận của các doanh nghiệp tham gia dự án cũng tăng khoảng 138%; thất thoát sau thu hoạch giảm được 28%, chi phí vận chuyển cũng giảm. Hiện nay, những hộ ngoài dự án cũng đã liên kết lại với nhau, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.

Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.

Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.