Liên kết SX giống lúa

PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (An Giang) thuộc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, vụ TĐ 2015, Tập đoàn Lộc Trời (trước đây là Cty CP BVTV An Giang-AGPPS) sẽ ký hợp đồng đặt hàng nông dân ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn (An Giang) SX 1.000 ha giống lúa mới AGPPS 104 với giá bao tiêu 7.000 đ/kg lúa khô, ẩm độ 15%.
Đây là giống lúa mới do trung tâm nghiên cứu, lai tạo. TGST ngắn ngày (3 tháng)), năng suất vụ HT 4,5 tấn/ha và vụ ĐX 6,7 tấn/ha; hạt gạo dài 8 mm, cơm có mùi thơm nhẹ, mềm dẻo không thua gạo ngon từ giống lúa mùa trước đây.
Hiện nay loại gạo này đóng gói (5 kg/gói) bán thị trường nội địa giá 23.000 đ/kg, xuất khẩu giá 600 USD/tấn. Dự kiến chuẩn bị vụ ĐX 2015-2016 sẽ mở rộng diện tích SX giống lúa này tăng lên 5.000 ha. Được biết, ngày 21/8/2015 vừa qua giống lúa AGPPS103 của Tập đoàn Lộc Trời được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia và đề nghị SX thử cho các giống AGPPS 110, AGPPS 135, AGPPS 136.
Có thể bạn quan tâm

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.

Những ngày này, tại một số cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân đang tất bật các công đoạn bơm nước, ngâm ủ giống và đã bắt đầu xuống giống vụ lúa Đông xuân 2013-2014. Tuy nhiên, việc xuống giống lúc này của người dân cũng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết hiện nay.

Giá tiêu hiện ở mức khoảng 130.000-150.000 đồng/kg, tùy loại. Theo dự báo, giá tiêu có thể tăng thêm, bởi nhu cầu thế giới tăng, trong khi sản lượng tiêu ở các nước như Indonesia, Ấn Độ… đều giảm. Thế nhưng, niềm vui của người trồng tiêu trên địa bàn tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “được giá - mất mùa”.

Sở NN-PTNT Phú Yên đang triển khai mô hình cánh đồng mía mẫu tại 3 huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh với tổng diện tích 40ha. Mô hình được áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ từ các khâu làm đất, trồng, thu hoạch; sử dụng phân bón phù hợp với chất đất và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, hướng đến một nền nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh phối hợp với xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) triển khai thí điểm mô hình sử dụng thùng nhựa ủ rác hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chuyển hóa thành phân compost để bón cho cây trồng và bảo vệ môi trường.