Liên kết sản xuất lúa ở Đồng Tháp, tăng lợi nhuận từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ

Theo đó, Đồng Tháp chọn 5 ngành hàng nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh để phát triển là lúa gạo, hoa kiểng, cá tra, xoài và vịt.
Đến nay, Đồng Tháp xây dựng được mô hình cánh đồng lớn với diện tích hơn 86.630ha; đẩy mạnh cơ giới hóa giảm chi phí giá thành sản xuất lúa từ 600 - 750 đồng/kg, lợi nhuận đạt bình quân 22 - 23 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn sản xuất bên ngoài từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ. Đẩy mạnh chương trình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; trong đó giải ngân hàng trăm tỷ đồng cho Công ty TNHH XNK Lộc Anh vay để liên kết cùng 3 HTX Nông nghiệp Tân Tiến, Tân Cường và Phú Bình (huyện Tam Nông) phát triển 1.730ha lúa theo chuỗi giá trị.
Đồng Tháp còn hợp tác cùng Tập đoàn Phát triển nông nghiệp nông thôn Hàn Quốc (KRC) quy hoạch 28.000ha đất lúa ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông… sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô lớn. Đồng thời, hợp tác cùng Nhật Bản, Hà Lan… ứng dụng những công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến của các nước vào thực tế của Đồng Tháp.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Quang Ân, Phó Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: Tháng 1.2015, mô hình “Nuôi hàu thương phẩm” sẽ được triển khai nuôi tại khu sinh thái Cồn Chim - đầm Thị Nại. Hai đối tượng nuôi được chọn nuôi tại mô hình lần này là hàu muỗng và hàu Thái Bình Dương.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, chín tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 2,8 triệu tấn, tăng 140 nghìn tấn so cùng kỳ năm 2013, trong đó có một triệu tấn thu được từ khai thác và 1,8 triệu tấn do nuôi trồng, tổng giá trị 34.500 tỷ đồng.

Theo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Sở NN-PTNT), vụ cá Nam năm nay (từ tháng 4 đến tháng 9) tuy không phải là vụ khai thác chính trong năm nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân trong tỉnh Bình Định đã khai thác hải sản đạt sản lượng khá cao.

Theo một số thương lái thu mua cá chình, cá bống tượng trên địa bàn huyện Cái Nước, nguyên nhân giá cá trên thị trường lúc tăng lúc giảm là do diện tích thả nuôi không ổn định. Khi cá tăng giá nông dân ồ ạt thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu, còn khi nguồn cung khan hiếm hoặc ổn định thì giá mua sẽ tang.

Nơi đây được nhiều người biết đến khi hơn 50 hộ dân trong thôn lần đầu tiên có điện vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sau 25 năm sống trong cảnh đèn dầu. Thế nhưng, ít ai biết rằng Kinh tế 2 là thôn đi đầu trong việc nuôi bò lai cũng như lai tạo đàn bò của xã Ea Trol nói riêng và huyện Sông Hinh nói chung.