Liên kết sản xuất lúa ở Đồng Tháp, tăng lợi nhuận từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ

Theo đó, Đồng Tháp chọn 5 ngành hàng nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh để phát triển là lúa gạo, hoa kiểng, cá tra, xoài và vịt.
Đến nay, Đồng Tháp xây dựng được mô hình cánh đồng lớn với diện tích hơn 86.630ha; đẩy mạnh cơ giới hóa giảm chi phí giá thành sản xuất lúa từ 600 - 750 đồng/kg, lợi nhuận đạt bình quân 22 - 23 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn sản xuất bên ngoài từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ. Đẩy mạnh chương trình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị; trong đó giải ngân hàng trăm tỷ đồng cho Công ty TNHH XNK Lộc Anh vay để liên kết cùng 3 HTX Nông nghiệp Tân Tiến, Tân Cường và Phú Bình (huyện Tam Nông) phát triển 1.730ha lúa theo chuỗi giá trị.
Đồng Tháp còn hợp tác cùng Tập đoàn Phát triển nông nghiệp nông thôn Hàn Quốc (KRC) quy hoạch 28.000ha đất lúa ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông… sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô lớn. Đồng thời, hợp tác cùng Nhật Bản, Hà Lan… ứng dụng những công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến của các nước vào thực tế của Đồng Tháp.
Có thể bạn quan tâm

Có thể nói, hồ tiêu là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng so với các loại cây trồng khác nên diện tích trồng cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai không ngừng được mở rộng. Thực tế trên cũng đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có câu hỏi cây hồ tiêu phát triển ồ ạt như hiện nay là lợi hay hại?

Sau 6 năm (từ năm 2002 - 2008) miệt mài nghiên cứu, lai, chọn tạo, khảo nghiệm, ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Trại giống Nông nghiệp Hòa An (thuộc Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên) đã cho ra đời hai giống lúa PY1 và PY2. Đến nay, hai giống lúa này đã trở thành bộ giống chủ lực trong cơ cấu giống của nhiều vùng sản xuất lúa trọng điểm tại Phú Yên.

Chiều 21.8, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Viết Chữ đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Siêu cao lương (SOL) Việt Nam để nghe giới thiệu về giống cây trồng Siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển cây Siêu cao lương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

Đến thời điểm này, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đạt 729 tấn. Hiện tổng diện tích chè trên toàn huyện Bát Xát là 526 ha, tập trung ở các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng, Nậm Chạc, A Mú Sung…

Diện tích tăng chóng mặt, đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc và bị thương lái “đè” giá… nên thanh long Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn.