Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Sản Xuất Là Vấn Đề Trọng Yếu Trong Chuyển Dịch Cơ Cấu, Phát Triển Sản Xuất

Liên Kết Sản Xuất Là Vấn Đề Trọng Yếu Trong Chuyển Dịch Cơ Cấu, Phát Triển Sản Xuất
Ngày đăng: 04/03/2014

Sáng nay (3/3), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra việc phối hợp triển khai mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ giữa các hộ dân với doanh nghiệp tại huyện Vũ Quang.

Theo báo cáo của huyện Vũ Quang, từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất liên kết bền vững. Tuy nhiên, hình thức liên kết sản xuất trong chăn nuôi chỉ mới phát triển ở mô hình liên kết quy mô lớn, quy mô sản xuất vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế.

Liên kết sản xuất là vấn đề trọng yếu trong chuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn kiểm tra mô hình chăn nuôi lợn liên kết của hộ gia đình ông Lê Hồng Việt (Hương Minh - Vũ Quang)

Để phát triển mô hình liên kết quy mô vừa và nhỏ, hiện nay Vũ Quang đã triển khai xây dựng mô hình liên kết theo hình thức công ty cung ứng giống và thu mua lại sản phẩm thương phẩm. Bước đầu, huyện Vũ Quang đã tổ chức được 1 tổ hợp chăn nuôi thí điểm tại xã Hương Minh với 7 hộ tham gia với quy mô từ 30-100 con lợn.

Các hộ thí điểm chăn nuôi liên kết theo quy mô vừa và nhỏ được chính quyền, đơn vị liên quan tư vấn về xây dựng chuồng trại, chọn thức ăn, hoạch toán thu chi; tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh và hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng chuồng trại, mua con giống.

Tuy nhiên, theo đánh giá, mức độ triển khai các mô hình kiên kết chăn nuôi tại Vũ Quang quy mô nhỏ còn chậm. Nguyên nhân do vốn đầu tư quá cao trong khi khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của người dân còn nhiều hạn chế; tập quán chăn nuôi truyền thống ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn giống, kỹ thuật mới…

Liên kết sản xuất là vấn đề trọng yếu trong chuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất

và kiểm tra hệ thống hầm bioga tại hộ gia đình anh Đoàn Hữu Tước (Hương Minh - Vũ Quang)

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với huyện Vũ Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định: hình thức liên kết sản xuất là vấn đề trọng yếu, cơ bản của chuyển dịch cơ cấu, phát triển sản xuất. Tuy nhiên, tiến độ triển khai còn rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Huyện cần phải tính đến những vướng mắc trong tổ chức thực hiện như chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang sản xuất hàng hóa; nhận thức của người dân, sự lãnh đạo của cán bộ…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn đề nghị huyện cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các hộ dân về nội dung liên kết, đảm bảo tính tự chủ nhưng phải tuân thủ các điều kiện trong liên kết; đảm bảo các điều kiện về môi trường, môi sinh; các quy trình sản xuất phải đảm bảo; triển khai mở rộng các mô hình theo điều kiện thực tế…

Trước đó, Phó Chủ tịch Lê Đình Sơn đã đi kiểm tra và làm việc với BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM xã Hương Minh (Vũ Quang).


Có thể bạn quan tâm

Đàn Bò Tăng Gần 1.400 Con So Với Cùng Kỳ Đàn Bò Tăng Gần 1.400 Con So Với Cùng Kỳ

Mặc dù đàn bò tăng nhưng đàn trâu lại có xu hướng giảm. Thời điểm này, toàn tỉnh có gần 70 nghìn con trâu, giảm trên 600 con so với cùng kỳ.

17/02/2014
Dê Núi Quất Sơn Dê Núi Quất Sơn

Sau gần chục năm nuôi dê, anh Lê Văn Hồng, thôn Hồ Lương, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có thu nhập cao từ loài vật này.

17/02/2014
Xã Lùng Khấu Nhin Thêm 44 Hộ Được Nhận Lợn Giống Luân Chuyển Xã Lùng Khấu Nhin Thêm 44 Hộ Được Nhận Lợn Giống Luân Chuyển

Xã Lùng Khấu Nhin (Lào Cai): Thêm 44 hộ được nhận lợn giống luân chuyển Đến nay, 41 hộ dân tại xã Lùng Khấu Nhin, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã được nhận luân chuyển 44 con giống lợn đen địa phương, trong đó có 41 con cái, 3 con đực.

17/02/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Bò Sinh Sản Ở Phú Yên Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Bò Sinh Sản Ở Phú Yên

Sau 3 năm triển khai mô hình chăn nuôi bò để giảm nghèo, 15 hộ dân ở xã Đa Lộc (Đồng Xuân - Phú Yên) đã giảm nghèo bền vững, có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mô hình này vừa được biểu dương tại Hội nghị đánh giá giữa kỳ công tác giảm nghèo giai đoạn 2011-2015.

17/02/2014
Quy Hoạch Phát Triển Chăn Nuôi Đến Năm 2020, Định Hướng Đến Năm 2030 Quy Hoạch Phát Triển Chăn Nuôi Đến Năm 2020, Định Hướng Đến Năm 2030

Ngoài ra, quy hoạch cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện các mục tiêu như: Nâng cao chất lượng giống, thức ăn chăn nuôi; bố trí quỹ đất; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xử lý môi trường; nguồn vốn đầu tư…

17/02/2014