Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Sản Xuất Giúp Giảm Chi Phí Nuôi Lợn

Liên Kết Sản Xuất Giúp Giảm Chi Phí Nuôi Lợn
Ngày đăng: 06/12/2014

Gia đình bà Nguyễn Thị Ngoan ở xóm Giữa, xã Đức Lý (Lý Nhân, Hà Nam) từ nhiều năm trở lại đây đã trở thành địa điểm sinh hoạt chung của hàng trăm thành viên tham gia Hội Liên kết chăn nuôi theo chuỗi.

Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) và nuôi 30 lợn lái, 100 lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. “Hàng ngày, các hộ chăn nuôi trong thôn, trong xã thường phải đi mua TACN, thuốc thú y nên tiện thể tới luôn nhà tôi để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Sau hơn 10 năm chăn nuôi, vợ chồng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với bà con” - bà Ngoan cho biết.

Thạc sĩ Hoàng Xuân Trường – tư vấn nông nghiệp của Hội Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam cho biết, nhờ hình thức liên kết giữa các hộ sản xuất đã giúp người dân mua được TACN, thuốc thú y có chất lượng với giá thành rẻ nhất, bớt được các khâu trung gian. Ngoài ra, các thành viên trong hợp tác xã cũng giúp nhau về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh và các thông tin về thị trường… góp phần nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam, hiện trên địa bàn tỉnh trung bình luôn có 410.000 đầu lợn/ lứa và 5-6 triệu con gia cầm, thủy cầm. Trên địa bàn tỉnh cũng có khoảng 30 trang trại lớn nuôi gia công cho các đơn vị như CP, Japfa chiếm khoảng 30% sản lượng, còn lại có 19.000 hộ dân chăn nuôi với sản lượng chiếm 70%.

Xác định được vai trò quan trọng của chăn nuôi nông hộ nên Sở NNPTNT đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ liên kết 4 nhà về cung ứng vốn tín dụng và thức ăn cho các hộ chăn nuôi. Theo đó, Ngân hàng Agribank tỉnh cho người dân vay vốn, thông qua phối hợp 3 doanh nghiệp cung ứng TACN để đưa cám tới tận hộ dân, giảm bớt khâu trung gian...

Tính đến tháng 11.2014, sau 2 năm triển khai, toàn tỉnh đã có 61 xã tham gia thực hiện mô hình cung ứng TACN, tăng thêm 47 xã so với năm 2013. Các doanh nghiệp đã cung ứng được tổng cộng 11.000 tấn TACN các loại cho 982 hộ chăn nuôi, liên kết thành 90 nhóm để nhận TACN. Agribank tỉnh Hà Nam cũng đã cho vay theo mô hình liên kết này 9.189 hộ với số tiền hơn 1.200 tỷ đồng.

“Việc triển khai thực hiện mô hình này đã giúp tháo gỡ hai vấn đề khoa khăn nhất cho người chăn nuôi nhỏ lẻ đó là thiếu vốn sản xuất và chi phí TACN tăng cao. Đặc biệt, khi tham gia mô hình, giá mua TACN đã giảm trung bình 12.000 – 15.000 đồng/bao TACN 25kg và bình quân chi phí TACN cho mỗi con lợn đã giảm được từ 120.000 – 150.000 đồng so với mua qua các đại lý” - ông Hùng nói.

Nguồn bài viết: http://danviet.vn/cam-nang-nha-nong/lien-ket-san-xuat-giup-giam-chi-phi-nuoi-lon-507395.html


Có thể bạn quan tâm

Bắt Được Cá Gần 30kg Trên Rạch Nhỏ Bắt Được Cá Gần 30kg Trên Rạch Nhỏ

Ông Phan Văn Bé (Ba Bé, 66 tuổi, ngụ ấp Lộc Hưng, xã Hòa Phú- Long Hồ- Vĩnh Long) kể, trưa 22/4, con ông phát hiện một con cá lạ nổi đầu ngớp nước ở dưới con rạch Mười Trầu trước nhà nên đã vào nhà báo cho gia đình biết.

25/04/2014
Thu Nhập Cao Từ Nuôi Bò Thịt Thu Nhập Cao Từ Nuôi Bò Thịt

Với trên 80% dân số sống bằng thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên những năm qua, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã tích cực triển khai và thực hiện hiệu quả nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp có tính bền vững, điển hình là mô hình nuôi bò thịt.

25/04/2014
Lâm Đồng Nuôi Tằm Theo Công Nghệ Mới Lâm Đồng Nuôi Tằm Theo Công Nghệ Mới

Dù mới chỉ có vài chục hộ ở TP Bảo Lộc và huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) bắt đầu sử dụng né gỗ để nuôi tằm và máy để gỡ kén tằm, thế nhưng, hiệu quả của việc nuôi tằm theo công nghệ mới này đã giúp người nông dân giảm được nhiều công lao động và tăng cao thu nhập.

25/04/2014
Vốn Chính Sách + Nấm = Thoát Nghèo Vốn Chính Sách + Nấm = Thoát Nghèo

Từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân (ND) xã Hòa Tiến đã hình thành nên những mô hình kinh tế hiệu quả, giúp vượt qua khó khăn, thoát đói nghèo.

25/04/2014
Để Lúa Hè Thu Bội Thu Để Lúa Hè Thu Bội Thu

Tuy nhiên, lượng phân bón còn tùy thuộc loại phân và các điều kiện đất đai, thời tiết, sinh trưởng, mùa vụ, giống lúa, màu sắc lá lúa, tình hình sâu bệnh...

25/04/2014