Liên kết nuôi gà công nghiệp

Trại gà của anh Đặng Quốc Huy nằm trên một khoảnh đất thoáng, xa khu dân cư, thuộc khu vực Gò Đồi, thôn Đảnh Thạnh.
Anh Huy đầu tư 2 khu nuôi với diện tích 500m2/khu, mỗi khu 200 triệu đồng, quy mô tổng đàn 4. 000 - 5. 000 con gà/lứa.
Anh cho biết vừa xuất bán 4. 000 con gà thịt (2kg/con), giá 31. 000 - 32. 000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi gần 40 triệu đồng.
Được biết, anh Huy là 1 trong 8 thành viên tổ liên kết chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà công nghiệp xã Diên Lộc.
Ông Đặng Ngọc Dung, tổ phó tổ liên kết cho biết, những năm qua, việc phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương khá mạnh, đặc biệt là gà công nghiệp.
Toàn xã có 13 trang trại nuôi gà, trong đó có 8 trang trại gà công nghiệp.
Những năm trước, khi các trại gà chưa có sự liên kết, đầu ra sản phẩm bị thả nổi, tư thương ép giá do việc xuất bán đồng loạt.
Năm 2009, nhờ sự định hướng từ Hội Nông dân huyện và xã Diên Lộc, các trang trại gà riêng lẻ tại Diên Lộc đã liên kết với nhau thực hiện theo quy chế hoạt động chung.
Đặc biệt là việc bố trí, sắp xếp lịch nhập gà con phù hợp với tình hình tiêu thụ của thị trường để sản phẩm đầu ra không bị ứ đọng.
Đồng thời, tổ thống nhất đóng góp mỗi trại 5 triệu đồng (tổng cộng 40 triệu đồng) cho từng thành viên vay không tính lãi.
Ngoài ra, các trại còn thỏa thuận trại nào xuất gà trước sẽ cho trại xuất sau mượn vốn không tính lãi để chủ động sản xuất.
Với cách làm này, nỗi lo thiếu vốn nuôi gà cũng được giải quyết. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, tổ đã phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng xã Diên Lộc mời cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện về mở lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà cho tổ viên.
Bên cạnh đó, tổ còn tổ chức cho các thành viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi gà ở các tỉnh, thành có ngành chăn nuôi gà phát triển như: Đồng Nai, Tây Ninh, Long An. .
Hiện nay, tổ trực tiếp hợp đồng với một công ty chăn nuôi của Malaysia để công ty này nhận cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm ổn định.
Theo ông Dung, mỗi năm, tổ liên kết cung cấp cho thị trường 320 tấn gà, sau khi trừ chi phí, mỗi trại lãi khoảng 100 triệu đồng.
Nhờ liên kết, tổ đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ nhau trong sản xuất và khắc phục một số yếu kém của sản xuất cá thể, góp phần phát triển kinh tế hợp tác.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay có một số nhà máy phản ánh thiếu cá tra nguyên liệu chế biến và phải tạm ngưng sản xuất nhưng thực chất chỉ là thiếu cá đạt “size” (kích cỡ chế biến) như yêu cầu của khách hàng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep).

Ngày 24/4/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trường đại học Kaettart (Vương quốc Thái Lan) tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật, hộ nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt chất lượng cao Charolaise. Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Phó giám đốc thường trực Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến dự và chỉ đạo lớp tập huấn.

Trong 10 tháng đầu năm 2012, phần lớn thời gian giá cá điêu hồng nuôi bè ở Tiền Giang nằm ở mức thấp hơn giá thành sản xuất nên người nuôi cá bị lỗ nặng. Đến nay, khi giá cá điêu hồng tăng mạnh trở lại với mức 3.000 - 4.000 đồng/kg so với tháng trước, thì các chủ bè lại không có cá để bán, bởi nhiều người nuôi cá điêu hồng đã phải treo bè hoặc bán bè từ những tháng trước...

Trồng cỏ nuôi bò nhốt không còn xa lạ gì với người dân nông thôn các xã vùng gò đồi huyện Cam Lộ (Quảng Trị) như Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa, nhưng với bà con nông dân thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, câu chuyện chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu sang trồng cỏ nuôi bò vẫn là đề tài nóng hổi rất được quan tâm và trông đợi hiệu quả thiết thực mà mô hình mang lại.

Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành - An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…