Liên kết nuôi gà công nghiệp

Trại gà của anh Đặng Quốc Huy nằm trên một khoảnh đất thoáng, xa khu dân cư, thuộc khu vực Gò Đồi, thôn Đảnh Thạnh.
Anh Huy đầu tư 2 khu nuôi với diện tích 500m2/khu, mỗi khu 200 triệu đồng, quy mô tổng đàn 4. 000 - 5. 000 con gà/lứa.
Anh cho biết vừa xuất bán 4. 000 con gà thịt (2kg/con), giá 31. 000 - 32. 000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi gần 40 triệu đồng.
Được biết, anh Huy là 1 trong 8 thành viên tổ liên kết chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà công nghiệp xã Diên Lộc.
Ông Đặng Ngọc Dung, tổ phó tổ liên kết cho biết, những năm qua, việc phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương khá mạnh, đặc biệt là gà công nghiệp.
Toàn xã có 13 trang trại nuôi gà, trong đó có 8 trang trại gà công nghiệp.
Những năm trước, khi các trại gà chưa có sự liên kết, đầu ra sản phẩm bị thả nổi, tư thương ép giá do việc xuất bán đồng loạt.
Năm 2009, nhờ sự định hướng từ Hội Nông dân huyện và xã Diên Lộc, các trang trại gà riêng lẻ tại Diên Lộc đã liên kết với nhau thực hiện theo quy chế hoạt động chung.
Đặc biệt là việc bố trí, sắp xếp lịch nhập gà con phù hợp với tình hình tiêu thụ của thị trường để sản phẩm đầu ra không bị ứ đọng.
Đồng thời, tổ thống nhất đóng góp mỗi trại 5 triệu đồng (tổng cộng 40 triệu đồng) cho từng thành viên vay không tính lãi.
Ngoài ra, các trại còn thỏa thuận trại nào xuất gà trước sẽ cho trại xuất sau mượn vốn không tính lãi để chủ động sản xuất.
Với cách làm này, nỗi lo thiếu vốn nuôi gà cũng được giải quyết. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, tổ đã phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng xã Diên Lộc mời cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện về mở lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà cho tổ viên.
Bên cạnh đó, tổ còn tổ chức cho các thành viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi gà ở các tỉnh, thành có ngành chăn nuôi gà phát triển như: Đồng Nai, Tây Ninh, Long An. .
Hiện nay, tổ trực tiếp hợp đồng với một công ty chăn nuôi của Malaysia để công ty này nhận cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm ổn định.
Theo ông Dung, mỗi năm, tổ liên kết cung cấp cho thị trường 320 tấn gà, sau khi trừ chi phí, mỗi trại lãi khoảng 100 triệu đồng.
Nhờ liên kết, tổ đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ nhau trong sản xuất và khắc phục một số yếu kém của sản xuất cá thể, góp phần phát triển kinh tế hợp tác.
Có thể bạn quan tâm

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), hoạt động của các hình thức tổ chức kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, mà nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN ) đóng vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Vụ đông năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 6.800 ha ngô, trong đó có 5.000ha ngô cao sản. Các giống ngô được đưa vào gieo trồng chủ yếu là LVN4, LVN99, LVN61, NK4300, NK66, NK6326, CP999, CP888… Toàn tỉnh phấn đấu năng suất ngô vụ đông bình quân đạt 42,5 tạ/ha, sản lượng đạt 28,9 nghìn tấn.

Dự án được thực hiện trong vòng 3 năm (2012-2014), với diện tích 2ha, do 30 hộ dân ở các xã: Quyết Thắng, Cao Ngạn và Lương sơn tham gia. Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ 60% giá giống, 40% giá vật tư, phân bón, được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Ngày 30/9, tin từ Bộ NN-PTNT cho biết Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có ý kiến thống nhất với các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi.

Khởi đầu từ một cơ sở sản xuất tôm giống nhỏ, trang thiết bị thô sơ, đội ngũ lao động chỉ vài chục người, trải qua nhiều khó khăn, đến nay, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Thủy sản Đắc Lộc đã khẳng định thương hiệu của mình. Hiện sản phẩm tôm giống của doanh nghiệp này được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Đây là tiền đề để DNTN Thủy sản Đắc Lộc hội nhập quốc tế.