Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên kết nuôi gà công nghiệp

Liên kết nuôi gà công nghiệp
Ngày đăng: 26/11/2015

Trại gà của anh Đặng Quốc Huy nằm trên một khoảnh đất thoáng, xa khu dân cư, thuộc khu vực Gò Đồi, thôn Đảnh Thạnh.

Anh Huy đầu tư 2 khu nuôi với diện tích 500m2/khu, mỗi khu 200 triệu đồng, quy mô tổng đàn 4. 000 - 5. 000 con gà/lứa.

Anh cho biết vừa xuất bán 4. 000 con gà thịt (2kg/con), giá 31. 000 - 32. 000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi gần 40 triệu đồng.

Được biết, anh Huy là 1 trong 8 thành viên tổ liên kết chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà công nghiệp xã Diên Lộc.

Ông Đặng Ngọc Dung, tổ phó tổ liên kết cho biết, những năm qua, việc phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương khá mạnh, đặc biệt là gà công nghiệp.

Toàn xã có 13 trang trại nuôi gà, trong đó có 8 trang trại gà công nghiệp.

Những năm trước, khi các trại gà chưa có sự liên kết, đầu ra sản phẩm bị thả nổi, tư thương ép giá do việc xuất bán đồng loạt.

Năm 2009, nhờ sự định hướng từ Hội Nông dân huyện và xã Diên Lộc, các trang trại gà riêng lẻ tại Diên Lộc đã liên kết với nhau thực hiện theo quy chế hoạt động chung.

Đặc biệt là việc bố trí, sắp xếp lịch nhập gà con phù hợp với tình hình tiêu thụ của thị trường để sản phẩm đầu ra không bị ứ đọng.

Đồng thời, tổ thống nhất đóng góp mỗi trại 5 triệu đồng (tổng cộng 40 triệu đồng) cho từng thành viên vay không tính lãi.

Ngoài ra, các trại còn thỏa thuận trại nào xuất gà trước sẽ cho trại xuất sau mượn vốn không tính lãi để chủ động sản xuất.

Với cách làm này, nỗi lo thiếu vốn nuôi gà cũng được giải quyết. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, tổ đã phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng xã Diên Lộc mời cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện về mở lớp hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà cho tổ viên.

Bên cạnh đó, tổ còn tổ chức cho các thành viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm chăn nuôi gà ở các tỉnh, thành có ngành chăn nuôi gà phát triển như: Đồng Nai, Tây Ninh, Long An. .

Hiện nay, tổ trực tiếp hợp đồng với một công ty chăn nuôi của Malaysia để công ty này nhận cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm ổn định.

Theo ông Dung, mỗi năm, tổ liên kết cung cấp cho thị trường 320 tấn gà, sau khi trừ chi phí, mỗi trại lãi khoảng 100 triệu đồng.

Nhờ liên kết, tổ đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ nhau trong sản xuất và khắc phục một số yếu kém của sản xuất cá thể, góp phần phát triển kinh tế hợp tác.


Có thể bạn quan tâm

Trên 7.200 Ha Thanh Long Được Cấp Giấy Chứng Nhận VietGAP Trên 7.200 Ha Thanh Long Được Cấp Giấy Chứng Nhận VietGAP

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 8.514 hộ sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 7.211 ha, đạt 103% kế hoạch (7.000 ha).

26/10/2013
Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Gian Nan Giữ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

28/10/2013
Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm Các Hộ Nhỏ Lẻ

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

28/10/2013
Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình

29/10/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

29/10/2013