Liên kết nuôi bò sữa

Đây thực sự là một trong những hành động thiết thực góp phần thực hiện thắng lợi đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Từ năm 1990, Mộc Châu Milk đã áp dụng mô hình khoán cho các hộ SX trong toàn Cty theo công thức chia đàn bò từ các trang trại chăn nuôi tập trung về cho các hộ gia đình.
Đây là mô hình khoán hộ đầu tiên được áp dụng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Sau năm 2000, Cty tiếp tục tổ chức liên kết với các hộ chăn nuôi bò sữa và tiêu thụ sản phẩm sữa tươi nguyên chất cho bà con.
Sự phát triển của mô hình khoán và liên kết hộ được thể hiện qua sự tăng trưởng về số lượng hộ chăn nuôi, tăng quy mô SX, tăng năng suất lao động và thu nhập của nông dân.
Doanh thu hằng năm của Cty cũng tăng từ 10% trở lên so với năm trước, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà nước tăng từ 10 – 20%.
Hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích của các hộ dân cũng tăng đến 10%/năm.
Cty đã xây dựng 3 trung tâm giống để chủ động cung cấp giống bò sữa cho các hộ.
Mô hình khoán và liên kết hộ được coi là mô hình SX nông – công nghiệp khép kín.
Do đó, các hộ chăn nuôi mới yên tâm đầu tư, mở rộng phát triển SX, bán 100% sữa tươi cho DN, không vất vả tìm đầu ra cho sản phẩm của mình.
Mô hình này đã định hình và nâng cao khả năng cạnh tranh của những hộ chăn nuôi thông qua liên kết SX với DN, tổ chức lại SX theo hướng hàng hóa quy mô lớn gắn với thị trường.
“Mộc Châu Milk đã đầu tư bài bản vào hệ thống trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và ngô làm thức ăn ủ chua, nhà máy thức ăn TMR… đến quản lý thú y, xây dựng môi trường xung quanh.
Đến nay, Cty đã có gần 18.000 con bò sữa được nuôi theo tiêu chuẩn kỹ thuật cao tại 3 trung tâm giống với quy mô 1.000 con bò sữa mỗi trung tâm và gần 600 hộ nông dân nhận nuôi bò sữa cho Cty”, ông Trần Công Chiến, Tổng GĐ Cty, cho hay.
Cũng theo ông Chiến, giá trị cốt lõi từ mô hình liên kết SX giữa DN và các nông hộ là tạo chuỗi lợi ích kép mang đến nhiều công ăn việc làm cho những hộ chăn nuôi và trồng trọt quanh vùng.
Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, các chủ trang trại đã chủ động mua ngô, bao gồm cả thân, lá, bắp để làm thức ăn ủ ướp.
Riêng vụ xuân hè 2015, Cty đã mua trên 80.000 tấn ngô cây cả bắp, tạo công ăn việc làm cho 1.000 lao động với thu nhập khá.
Trước đây, bà con chỉ trồng một vụ ngô lấy hạt, hiệu quả kinh tế chưa cao lại phụ thuộc vào thương lái nên khá bấp bênh.
Giờ đây khi chuyển qua trồng ngô làm thức ăn cho bò, thời gian từ trồng cho đến khi thu hoạch ngắn hơn, mật độ trồng dày hơn, mỗi ha ngô thu về gần 60 triệu đồng, cao gấp 1,5 lần trồng ngô hạt.
Bên cạnh việc đầu tư bài bản cho chăn nuôi, Mộc Châu Milk cũng tạo ra những giá trị văn hóa đặc sắc cho cộng đồng.
Một trong những điểm đặc trưng là hội thi Hoa hậu bò sữa được tổ chức hàng năm vào ngày 14-15/10.
Cuộc thi đã được tổ chức hơn 10 năm qua và đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của vùng cao nguyên Mộc Châu.
Ngoài ra Cty cũng đã tích cực đóng góp các chương trình phúc lợi xã hội mà điển hình là chương trình Sữa học đường với hơn 3.000 trẻ em các dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông...
được uống sữa tươi miễn phí hàng ngày.
Bên cạnh các trung tâm giống quy mô lớn, Mộc Châu Milk tập trung phát triển hệ thống chăn nuôi theo các trang trại quy mô nhỏ là các hộ chăn nuôi, trải rộng khắp cao nguyên Mộc Châu.
Quy mô trang trại của các hộ chăn nuôi giờ đây đã đạt trung bình 32 con/trại và được mở rộng liên tục, tiến tới đạt trung bình từ 45-50 con một hộ.
Ngày càng có nhiều trang trại có quy mô 100-200 con, được trang bị đầy đủ thiết bị máy móc tiên tiến, cung cấp ra thị trường khoảng 180 tấn sữa/ngày...
Có thể bạn quan tâm

Nghệ An là một trong số ít địa phương có nguồn dược liệu phong phú, quý hiếm được Viện Dược liệu ghi nhận. Tuy nhiên, một thời gian dài nơi đây xảy ra tình trạng khai thác ồ ạt cây dược liệu, đem bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt, trong khi nhập thuốc đông y về với giá “cắt cổ”, chất lượng không kiểm soát được.

Năng suất ngô chính vụ năm 2015 của huyện Sa Pa đạt 34 tạ/ha.

Từ đầu năm 2015 đến nay, nông dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đã xuống giống được 3.963ha màu các loại. Trong đó, khoai lang 204ha, sắn 20ha, bắp 149ha, ớt chỉ thiên 108ha, cải bắp 40ha, dưa hấu 1.090ha, cà nâu 11ha, dưa leo 20ha, hành tím 165ha, bí đỏ 383ha, rau các loại 678ha, đậu phộng 554ha, mía 150ha, đậu xanh 197ha, dây thuốc cá 185ha....
Hay tin khoai lang rớt giá, trong thời gian ngắn đã có nhiều đơn vị đến tìm hiểu thu mua nhằm hỗ trợ nông dân trong lúc khó khăn. Đây không phải là giải pháp lâu dài nhưng việc làm đã mang ý nghĩa thiết thực, được cộng đồng xã hội đánh giá cao.

Ngày 13/8, tại TP Hồ Chí Minh, Quỹ Hòa bình và Phát triển TP phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Trí Việt, tổ chức buổi “Tọa đàm về giống cây trồng biến đổi gen”.