Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Liên Kết Làm Giàu

Liên Kết Làm Giàu
Ngày đăng: 03/02/2015

Với mục đích liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, con giống; trao đổi những kinh nghiệm hay, cùng hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh… những người cùng chung nghề  chăn nuôi đã tìm đến với nhau để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả cao.

Từ câu lạc bộ “cùng sở thích chăn nuôi”…

Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi heo ở xã Bình Nguyên (Bình Sơn) lúc đầu chỉ có 6 thành viên, nhưng đến nay đã tăng lên 22 thành viên với quy mô nuôi trên 300 heo nái sinh sản và khoảng 2.000 heo thịt. CLB đã tập hợp những hội viên có tâm huyết trong chăn nuôi, góp phần vào quá trình phát triển chăn nuôi, giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho các thành viên.

Ông Nguyễn Minh Hoa-Phó Chủ nhiệm CLB cho biết: Sở dĩ ngày càng có nhiều hộ tham gia CLB là vì thấy có nhiều cái lợi. Khi gặp vấn đề gì về kỹ thuật hay heo bị bệnh thì sẽ có kỹ thuật của CLB hướng dẫn cho cách trị bệnh. Ngoài ra còn được Trạm Thú y huyện hỗ trợ thuốc sát trùng chuồng trại, Công ty cám Greenfeed hỗ trợ tinh heo… Đặc biệt thị trường đầu ra cũng đã có thành viên trong CLB đảm nhận thu mua. “Chỉ cần trước ngày bán gọi điện báo trước là có người vô bắt heo, không phải lo lắng gì hết”, ông Hoa chia sẻ.

Để đảm bảo nuôi heo hiệu quả, chủ động con giống, hạn chế dịch bệnh do mua con giống trôi nổi trên thị trường, các thành viên CLB đã xây dựng quy trình chăn nuôi  khép kín, có hầm biogas. Đồng thời mỗi hộ đều mua máy phát điện để đảm bảo nguồn điện bơm nước cho heo uống và thắp đèn sưởi ấm cho heo con trong những ngày giá lạnh. CLB mỗi tháng sinh hoạt một lần và đều có cán bộ kỹ thuật của Công ty cám Greenfeed tham dự để hướng dẫn những kỹ thuật mới.

Hiện tại, mỗi thành viên CLB đều có ít nhất 10 heo nái sinh sản. Vì vậy họ đã chủ động được con giống. Nhiều hộ đã mở rộng diện tích chuồng trại chăn nuôi, sản xuất con giống để cung cấp cho các hộ thành viên trong CLB cũng như bán ra thị trường. Điển hình như anh Nguyễn Hoài hiện đang có số heo nái sinh sản lên đến 40 con. Tuy nhiên, anh vẫn muốn tiếp tục phát triển đàn heo theo hướng công nghiệp, hiện đại hơn nên anh cùng với hai thành viên khác trong CLB mua thêm 2ha đất và đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng trang trại nuôi heo.

… đến thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm

Là nông dân nhưng vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Minh, xã Bình Long (Bình Sơn) chỉ có vài ba sào ruộng. Không có đất để trồng trọt nên anh quyết định đầu tư phát triển chăn nuôi gà.

Lúc đầu do không có vốn, diện tích đất để xây dựng chuồng trại cũng eo hẹp nên anh Minh chỉ nuôi vài trăm con gà ở trong vườn nhà. Nhưng rồi thấy chăn nuôi cũng có lãi, có tiền trang trải cuộc sống và cho con cái ăn học nên anh quyết định đầu tư chăn nuôi lớn.

“Cũng nhờ thằng em nó có rẫy keo ở trên núi nên hai anh em tôi lên đó khoanh lưới thả gà. Được cái chăn nuôi ở trên núi cách xa khu dân cư nên mình có thể nuôi với số lượng lớn mà không sợ ảnh hưởng đến môi trường và cũng hạn chế được dịch bệnh”, anh Minh chia sẻ.

Hiện tại, anh Minh nuôi trên 8.000 con gà thịt. Mỗi tháng anh xuất bán khoảng 2.000 con. Mỗi năm đàn gà cho anh thu nhập trên 150 triệu đồng.

Nhiều người thấy vợ chồng anh Minh không có đất sản xuất nhưng vẫn “sống khỏe” nên đã tìm đến học hỏi. Từ đó anh Minh cùng một số hộ chăn nuôi khác trong xã cùng nhau thành lập CLB chăn nuôi gà. Đến nay CLB đã có 12 thành viên.

Anh Minh cho hay: “Cái được lớn nhất đối với mỗi thành viên CLB là trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, cùng tháo gỡ khó khăn nảy sinh trong quá trình nuôi. Thu nhập của các thành viên được cải thiện rõ rệt. Nhiều người có của ăn của để và mua sắm vật dụng, tiện nghi trong gia đình”.

Trước nỗi lo dịch bệnh cũng như thị trường đầu ra bấp bênh thì việc các hộ nông dân chủ động tập hợp, liên kết lại để hỗ trợ nhau về kỹ thuật, con giống, nhất là giải quyết được thị trường đầu ra là một cách thức làm kinh tế đáng để nông dân trong tỉnh học hỏi.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Hoa Mừng; Trồng Rau Lo Trồng Hoa Mừng; Trồng Rau Lo

Tết, dịp để nhiều người, nhiều nghề kiếm thêm thu nhập. Trong những ngày tết, hoa và rau là hai loại không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhiều nông dân cũng tận dụng cơ hội này để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, thị trường tết năm nào cũng có điều khiến nông dân này mừng nhưng nông dân khác thì lại lo.

02/02/2015
Nông Dân Ninh Phước Được Giá Nho Tết Nông Dân Ninh Phước Được Giá Nho Tết

Tại Phước Thuận, xã trồng nho nhiều nhất huyện với tổng diện tích 163 ha, người trồng nho Tết nơi đây cũng đang háo hức mong chờ ngày thu hoạch. Anh Nguyễn Đức Thuận, ở thôn Hiệp Hoà trồng 1,5 sào nho xanh, dự kiến nửa tháng nữa sẽ thu hoạch để bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.

02/02/2015
Năng Suất Tôm Tăng Gần Gấp Đôi Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Năng Suất Tôm Tăng Gần Gấp Đôi Nhờ Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học

Tại huyện Năm Căn, Cái Nước và Phú Tân, năng suất tôm nuôi đạt hơn 400 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Trần Văn Thời, U Minh, TP Cà Mau, năng suất đạt hơn 350 kg/ha/vụ nuôi. Tại huyện Thới Bình và Ðầm Dơi đang thả nuôi, chưa có kết quả cụ thể, tôm nuôi đang phát triển tốt.

02/02/2015
Giá Cá Tra Tăng, Người Nuôi Lãi Khoảng 2.000 Đồng/kg Giá Cá Tra Tăng, Người Nuôi Lãi Khoảng 2.000 Đồng/kg

Trong tháng do giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng nên người nuôi rất phấn khởi. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, giá thành sản xuất cá tra dao động từ 22.000 - 23.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi có lãi từ 1.000 - 2.000 đồng/kg.

02/02/2015
Thả Rùa Biển Nặng Gần 5 Kg Về Biển Quy Nhơn (Bình Định) Thả Rùa Biển Nặng Gần 5 Kg Về Biển Quy Nhơn (Bình Định)

Chiều tối 31.1, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) đã thả con rùa biển dài 50cm, ngang 30cm và cân nặng khoảng 5kg, do hai bà Nguyễn Thị Điền (55 tuổi) và Phan Thị Lâm (52 tuổi, cùng ở phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; hành nghề thu mua hải sản tại Cảng cá Quy Nhơn) bàn giao về vùng biển Quy Nhơn.

02/02/2015